Giờ đây, khi một số quốc gia cho phép mở cửa trở lại các trường học sau nhiều tuần đóng cửa, các nhà khoa học lại đang chạy đua để lý giải vấn đề này.
Theo báo cáo, trẻ em chiếm tỷ lệ nhỏ trong số các trường hợp nhiễm COVID-19 được xác nhận, gần 2% trường hợp trẻ dưới 18 tuổi ở Trung Quốc, Ý và Hoa Kỳ bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu chưa thống nhất quan điểm trẻ ít bị nhiễm bệnh và lan truyền virus hơn so với người lớn.
Theo một số nhà khoa học, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy trẻ em thuộc nhóm nguy cơ thấp. Alasdair Munro, nhà nghiên cứu bệnh truyền nhiễm ở trẻ em tại Bệnh viện Đại học Southampton cho rằng, trẻ em không chịu trách nhiệm cho phần lớn ca truyền nhiễm virus và dữ liệu hỗ trợ việc mở cửa trường học.
Trẻ em ở Đức và Đan Mạch đã trở lại trường học và học sinh ở một số khu vực của Úc và Pháp sẽ dần dần quay trở lại trường trong những tuần tới.
Các nhà khoa học khác phản đối việc cho trẻ quay trở lại lớp vội vã. Họ cho rằng tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ thấp hơn người lớn, một phần vì trẻ không tiếp xúc nhiều với virus, đặc biệt khi nhiều trường học đóng cửa. Trẻ không được kiểm tra thường xuyên như người lớn, vì trẻ có xu hướng bị nhẹ hoặc không có triệu chứng.
Nếu trẻ em thúc đẩy sự lây lan của virus, thì các bệnh nhiễm trùng sẽ tăng đột biến trong vài tuần tới tại các quốc gia nơi trẻ em đã quay trở lại trường học. Tuy nhiên, việc giải quyết tranh cãi sẽ đòi hỏi thực hiện các nghiên cứu trên quy mô lớn, trong đó một số nghiên cứu đã được tiến hành, bao gồm các xét nghiệm phát hiện sự hiện diện của các kháng thể trong máu như một dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng trước đó.
Các nhà khoa học khác đang nghiên cứu phản ứng miễn dịch để tìm hiểu lý do trẻ có triệu chứng nhẹ hơn người lớn khi bị nhiễm bệnh và đưa ra các liệu pháp tiềm năng.
Tranh luận về tính nhạy cảm
Một nghiên cứu được công bố vào ngày 27/4/2020 trên tạp chí Lancet đã phân tích các hộ gia đình có trường hợp Covid-19 được ghi nhận tại Thâm Quyến, Trung Quốc. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trẻ em dưới 10 tuổi cũng giống như người lớn bị nhiễm bệnh, nhưng ít có các triệu chứng nghiêm trọng.
Tuy nhiên, các nghiên cứu khác như một số nghiên cứu của Hàn Quốc, Ý và Iceland nơi thực hiện xét nghiệm phổ biến hơn, đã quan sát thấy tỷ lệ trẻ nhiễm virus ở mức thấp. Một số nghiên cứu của Trung Quốc cũng ủng hộ đề xuất cho thấy trẻ em ít bị nhiễm bệnh.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science ngày 29/4/2020, đã phân tích dữ liệu từ Hồ Nam, nơi các tiếp xúc của những người bị nhiễm bệnh đã được phát hiện và kiểm tra virus. Kết quả là cứ mỗi trẻ bị nhiễm bệnh dưới 15 tuổi, thì có gần 3 người bị nhiễm bệnh trong độ tuổi từ 20 đến 64. Nhưng ít dữ liệu đi đến kết luận thanh thiếu niên từ 15 tuổi trở lên và cho thấy nguy cơ nhiễm bệnh của họ tương tự như người lớn.
Rủi ro truyền nhiễm
Thậm chí ít người hiểu được rằng liệu trẻ em bị nhiễm virus corona có lan truyền virus theo cách tương tự như người lớn hay không.
Một nghiên cứu về các trường hợp bị nhiễm virus ở dãy Alps của Pháp mô tả một đứa trẻ 9 tuổi học tại ba trường và một lớp học trượt tuyết trong khi biểu hiện các triệu chứng của Covid-19, nhưng không lây nhiễm cho bất cứ người nào.
Kirsty Short, nhà virus học tại trường Đại học Queensland, Úc, đã chỉ đạo một phân tích tổng hợp chưa được công bố về một số nghiên cứu tại hộ gia đình, bao gồm một số nghiên cứu từ các quốc gia không đóng cửa trường học vào thời điểm đó như Singapo.
Trẻ em hiếm khi là người đầu tiên mang mầm bệnh về nhà; trẻ là người đầu tiên được xác định nhiễm bệnh chỉ trong khoảng 8% số hộ gia đình. Trong khi đó, trẻ em được xác định là người đầu tiên nhiễm cúm H5N1 trong đợt bùng phát ở khoảng 50% hộ gia đình.
Theo Munro, các nghiên cứu về hộ gia đình khiến cho mọi người yên tâm hơn vì ngay cả khi rất nhiều trẻ em bị nhiễm bệnh, nhưng chúng vẫn không về nhà và lây nhiễm cho người thân. Nhưng Gary Wong, nhà nghiên cứu tại trường Đại học Hồng Kông lập luận nghiên cứu này là sai lệch, bởi các hộ gia đình không được lựa chọn ngẫu nhiên mà chọn lọc vì đã có một người lớn trong gia đình bị nhiễm bệnh.
Vì vậy cũng rất khó để xác định ai là người lan truyền virus. Việc đóng cửa trường học và nhà trẻ cũng có thể giải thích vì sao trẻ em thường không phải là nguồn lây nhiễm chính SARS-CoV-2. Các loại virus đường hô hấp khác có thể truyền từ người lớn sang trẻ em và ngược lại, nên Wong không tin loại virus này là một ngoại lệ.
Trên thực tế, hai nghiên cứu sơ bộ cho thấy trẻ em có triệu chứng Covid-19 có mức ARN của virus tương tự như người lớn.
Các tác giả của một trong hai nghiên cứu do Christian Drosten, nhà virus học tại bệnh viện Charité ở Berlin dẫn đầu, nhấn mạnh: “Dựa vào các kết quả này, chúng tôi phải thận trọng trước việc mở cửa lại không giới hạn các trường học và nhà trẻ trong tình hình hiện nay. Trẻ em có thể lây nhiễm như người lớn”. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu mức độ ARN của virus cao có phải là một chỉ số thể hiện khả năng lây nhiễm của một người hay không.
Một số nghiên cứu đề cập đến sự lan truyền virus từ trường học sang cộng đồng rộng lớn, nhưng một báo cáo của Úc bắt nguồn từ cuộc điều tra đang diễn ra cho thấy virus corona bị hạn chế và có nồng độ thấp hơn nhiều so với các loại virus đường hô hấp khác như cúm.
Trong số hơn 850 người đã tiếp xúc với 9 học sinh và 9 nhân viên được xác nhận nhiễm Covid-19 tại các trường tiểu học và trung học ở bang New South Wales, thì chỉ có hai trường hợp bị lây nhiễm Covid-19 được ghi nhận.
Trên cơ sở bằng chứng, Munro cho rằng trẻ em nên được phép trở lại trường học. Các trường mở cửa trở lại không có nghĩa là trở lại bình thường. Sẽ có rất nhiều hạn chế và thay đổi như di chuyển bàn học trong lớp và đóng cửa sân chơi để giảm rủi ro lan truyền. Các nhà nghiên cứu ở Hà Lan lên kế hoạch giám sát chặt chẽ khi các trường mở dần trong những tuần tới.
Phản ứng miễn dịch
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đều đồng tình cho rằng trẻ em có xu hướng “ứng phó” với Covid-19 tốt hơn người lớn. Phần lớn trẻ bị nhiễm bệnh nhẹ hoặc không có triệu chứng, nhưng một số trẻ bị bệnh nặng hoặc thậm chí tử vong. Đã có nhiều báo cáo về số ít trẻ em ở London và New York xuất hiện phản ứng viêm tương tự như bệnh Kawasaki thời thơ ấu hiếm gặp.
Theo ông Wong, nguyên nhân là do hầu hết trẻ có các triệu chứng nhẹ hơn, đó là phổi trẻ em có thể chứa các thụ thể ACE2 ít hơn hoặc chưa trưởng thành, các protein mà virus SARS-CoV-2 sử dụng để xâm nhập vào tế bào. Tuy nhiên, để xác nhận điều này, các nhà khoa học cần nghiên cứu các mẫu mô từ trẻ em, nhưng rất khó để thu thập các mẫu mô đó.
Các nhà khoa học khác cho rằng trẻ em thường xuyên tiếp xúc với các loại virus corona khác như những loại virus gây cảm lạnh thông thường, bảo vệ chúng khỏi căn bệnh nghiêm trọng.
Wong đưa ra gợi ý rằng trẻ em có thể đáp ứng miễn dịch với nhiễm trùng tốt hơn, đủ mạnh để chống lại virus, nhưng không mạnh đến mức gây tổn thương lớn cho các cơ quan nội tạng. Phân tích sơ bộ 300 người nhiễm Covid-19 cho thấy trẻ em sản sinh ít cytokine, protein được giải phóng bởi hệ miễn dịch. Bệnh nhân ở mọi lứa tuổi bị bệnh nặng, có xu hướng tăng nồng độ cytokine. Tuy nhiên vẫn cần thực hiện thêm nhiều nghiên cứu.