Giám sát việc thực hiện đổi mới chương trình SGK giáo dục phổ thông

Tiếp tục các nội dung làm việc tại Phiên họp toàn thể lần thứ 14 được tổ chức tại tỉnh Thanh Hóa, sáng 25/9, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã thảo luận cho ý kiến về Kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH và Nghị quyết số 51/2017/QH của Quốc hội về đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông giai đoạn 2015-2020.
Giám sát việc thực hiện đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông giai đoạn 2015-2020. Ảnh: NXB
Giám sát việc thực hiện đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông giai đoạn 2015-2020. Ảnh: NXB

Đồng chí Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội chủ trì buổi làm việc.

Báo cáo dự thảo về Kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH và Nghị quyết số 51/2017/QH của Quốc hội về đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông giai đoạn 2015-2020 cho thấy, việc tuyên truyền, quán triệt tinh thần Nghị quyết 88 đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo chú trọng triển khai sớm, cơ bản tạo sự đồng thuận trong toàn ngành và xã hội.

Tại các địa phương, công tác tuyên truyền về đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông được triển khai kịp thời, hình thức truyền thông đa dạng. Một số địa phương có cách tuyên truyền sáng tạo, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của lãnh đạo cũng như sự đồng thuận của giáo viên, phụ huynh, học sinh trong quá trình triển khai thực hiện.

Việc lựa chọn sách giáo khoa cho năm học 2020-2021 được thực hiện theo đúng quy định của Nghị quyết 88, tạo tiền đề hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa theo quy định của Luật Giáo dục 2019 trong những năm tới. Việc xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa bước đầu thành công đối với lớp 1, hiện nay các nhà xuất bản đang hoàn thiện bản thảo đối với sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 để Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định, phê duyệt và sử dụng theo lộ trình…

Tuy nhiên, báo cáo của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nêu rõ: Công tác tuyên truyền về thực hiện Nghị quyết 88 ở một số nơi còn mang tính hình thức, chưa thường xuyên, đạt hiệu quả chưa cao, nên một bộ phận cha mẹ học sinh còn những luồng ý kiến khác nhau về chủ trương đổi mới, tạo nên tác động trái chiều, thiếu đồng thuận đối với việc triển khai các Nghị quyết. Bên cạnh đó, một số hình thức tuyên truyền chưa phù hợp với địa bàn vùng dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo. Đặc biệt ở những địa bàn dân cư phân tán không tập trung, giao thông đi lại khó khăn...

Theo báo cáo của các địa phương, việc ban hành văn bản hướng dẫn lựa chọn sách giáo khoa lớp 1 năm học 2020-2021 còn chậm về tiến độ. Số lượng đầu sách nhiều (5 bộ với 46 cuốn), nhưng việc cung ứng sách giáo khoa chưa kịp thời gây khó khăn cho việc triển khai các khâu: Lựa chọn sách giáo khoa, tập huấn giáo viên, trao đổi chuyên môn giữa các giáo viên, đơn vị trường học…

Đại biểu Lê Tuấn Tứ (Khánh Hòa) cho biết: Việc phát hành sách giáo khoa lớp 1 theo phương thức xã hội hóa cho thấy thành công  bước đầu của chủ trương xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa. Các nhà xuất bản có sách giáo khoa được phê duyệt đã thực hiện nghiêm việc kê giá với Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, giá sách giáo khoa lớp 1 mới cao hơn sách giáo khoa lớp 1 cũ khoảng hơn 3 lần. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của một bộ phận dân cư, trong khi Nhà nước vẫn chưa có chính sách hỗ trợ sách giáo khoa cho các đối tượng là con em đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh thuộc diện chính sách và nhóm học sinh có hoàn cảnh đặc biệt. Đại biểu đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét để điều chỉnh mặt bằng giá sách giáo khoa sao cho phù hợp.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) cho rằng, hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chọn 5 bộ sách giáo khoa mới để thay thế bộ sách giáo khoa lớp 1 cũ. Tuy nhiên, qua khảo sát trực tiếp, hầu hết các giáo viên đều thích được dạy một bộ sách giáo khoa như trước. Điều này cho thấy, một bộ phận giáo viên vẫn chưa sẵn sàng với tư duy đổi mới, còn nhiều băn khoăn và lo lắng… Đại biểu đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của giáo viên để từng bước cởi bỏ tư duy cũ, tạo tâm thế thoải mái để tiếp cận những cái mới, qua đó từng bước nâng cao chất lượng giáo dục.

Các đại biểu cho rằng, nhân tố quyết định sự thành công trong quá trình đổi mới giáo dục là các thầy cô giáo. Tuy nhiên, hiện nay ở một số địa phương, tình trạng thiếu giáo viên vẫn chưa có phương án giải quyết. Do vậy các đại biểu Triệu Thế Hùng (Hải Dương), Tăng Thị Ngọc Mai (Trà Vinh) đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Nội Vụ và các địa phương bố trí đủ nguồn nhân lực, các điều kiện đảm bảo để triển khai thực hiện Nghị Quyết 88 đúng lộ trình, hiệu quả, chất lượng.

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ ghi nhận và đánh giá cao dự thảo Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH và Nghị quyết số 51/2017/QH của Quốc hội về đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông giai đoạn 2015-2020 của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội biên soạn. Báo cáo đã phản ánh sự làm việc nghiêm túc của các thành viên Ủy ban, phản ánh đúng những tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai Nghị quyết.

Theo Bộ trưởng, đổi mới giáo dục và đào tạo là một quá trình lâu dài, do vậy trong quá trình triển khai không thể tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc. Tuy nhiên, với những kết quả đạt được, ngành Giáo dục đã đi đúng hướng và trong quá trình thực hiện sẽ khắc phục dần. Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp thu toàn bộ những nhận xét, đánh giá trong báo cáo và những góp ý của các đại biểu tại buổi làm việc để có kế hoạch, chương trình hành động tiếp theo…

Cũng trong sáng 25/9, Uỷ ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã thảo luận cho ý kiến về Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo…

Theo TTXVN
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.