Giao thừa Nủa Chợ

[Ngày Nay] - Giao thừa là một thời khắc quan trọng, thiêng liêng nhưng ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, thời khắc giao thừa thường chỉ cúng ở đình chùa, miếu mạo, tư gia có thể không cúng. Lễ cúng đầu năm được tiến hành vào sáng sớm ngày mùng Một.
Giao thừa Nủa Chợ

Giao thừa có đốt pháo, nhưng cũng không phải nhà nào cũng có pháo đốt, đốt pháo với người nghèo cũng là thứ xa xỉ. Nhưng dù ít hay nhiều, tiếng pháo giao thừa, mùi thuốc pháo thơm thơm cũng là âm thanh thiêng liêng báo hiệu năm mới đã sang.

Giao thừa Nủa Chợ ảnh 1

Tiện thể, lại nhớ về phong tục ở Hữu Bằng, tên nôm là Nủa Chợ, ngoại thành Hà Nội, một làng là một xã, đất chật người đông, nên từ xa xưa buôn bán và dệt vải là nguồn thu chủ yếu của dân làng. Những năm 1930 - 1950, vải trắng, vải nâu của Hữu Bằng được mang đi chợ Hà Đông, Sơn Tây và nhất là mạn ngược, quãng chợ Máy, chợ Mè (Lâm Thao, Bạch Hạc, Phú Thọ) để tiêu thụ. Ngành dệt phát đạt tạo ra nhiều việc làm, đàn bà con gái ở nhà lo canh cửi, đàn ông thì buôn sợi, buôn củ nâu, vỏ xó phục vụ công nghệ dệt nhuộm của làng, người giỏi giang hơn, có vốn thì mang vải đi các nơi để tiêu thụ.

Giao thừa Nủa Chợ ảnh 2

Lễ hội cầu mát làng nủa chợ 4 /4 âm lịch.   V.H

Người nghèo khó thì có thể nhuộm vải thuê cũng có cơm ăn. Do đó Hữu Bằng là làng giàu bậc nhất tỉnh Sơn Tây xưa kia. Làng có tuyến phố chính chạy dọc làng rộng 5 mét lát gạch nghiêng đỏ au, các ngõ nhỏ cũng lát gạch nghiêng rộng hơn một mét, ao làng đều được kè đá ong vuông vức.

Tối Ba mươi Tết, cả làng Hữu Bằng đèn đuốc sáng như sao sa, xóm ngõ “rưng rưng mùi bánh mới”, lẹt đẹt tiếng pháo thơm lừng, tiếng chó cắn inh ỏi vì đông người đi đòi nợ, trả nợ, thanh toán hết một năm làm ăn. Nhưng bên cạnh những gia đình làm ăn phát đạt, năm nào trong làng cũng có người thua lỗ, vỡ nợ. Đêm Ba mươi Tết ở những gia đình vỡ nợ thật buồn bã, chỉ có lũ trẻ con ngơ ngác, trên bàn thờ chưa có nải chuối xanh. Bố mẹ nó còn đi trốn nợ, chưa dám về. Khách nợ ngồi chờ cả đám, bực dọc, trách móc, kể lể với nhau… Họ cố chờ, biết đâu chủ nhà đi kiếm được ít tiền về trả đỡ đồng nào hay đồng đó.

Ngày xưa ít đồng hồ, dân làng lấy tiếng trống tế “Tống cựu nghinh tân” ngoài đình làng để biết năm mới đã đến. Hữu Bằng có lệ chỉ khi nào ngoài đình tế Thành hoàng, đánh trống tế và đốt pháo thì dân làng mới được cúng tổ tiên. Những người vỡ nợ thường trốn ở ngoài cánh đồng, họ ngồi bên bờ cỏ mà ngóng về làng. Ngóng tiếng trống tế, tiếng pháo nghinh Xuân mà lòng dạ như lửa đốt, vừa buồn vừa thương lũ con đang nhao nhác ở nhà… Mong tiếng pháo để họ có thể về nhà, để hết một năm làm ăn đen đủi.

Giao thừa Nủa Chợ ảnh 3

Chợ Nủa ngày 30 tết. P.L.D.S

Thông cảm, chia sẻ với những gia đình làm ăn thất bát đó, bô lão làng Hữu Bằng không biết tự bao giờ đã quyết định tế giao thừa trước nửa canh giờ, tức là 11h đêm. Khoảng thời gian đó, tiếng trống chiêng tế “Tống cựu nghinh tân” cheng cheng cheng cheng chập cheng dình… rộn rã như vỡ òa ra, báo hiệu một năm cũ đã qua, một năm mới với bao niềm hy vọng tốt lành đã đến với dân làng.

Tiếng trống ấy khiến cho khách đòi nợ không chờ nữa mà rời về nhà, những người trốn nợ có nửa canh giờ để về nhà, để họ có chút thời giờ lo cúng gia tiên, lo cho vợ con một cái Tết dù nghèo túng, đơn sơ. Tất nhiên, những gia đình này bao giờ cũng được anh em, họ mạc giúp đỡ, người cái bánh chưng, người vài lạng miến, người giúp cân thịt lợn… cho lũ trẻ con đỡ tủi. Theo tục lệ, những người khách nợ đang cau có chỉ sau tiếng trống tế ấy thôi là như quên hết mọi khúc mắc, có gặp lại con nợ cũng tay bắt mặt mừng chúc một năm mới làm ăn phát đạt.

Làng Hữu Bằng có nhiều phong tục rất mực nhân văn như thế. Đình làng Hữu Bằng bây giờ vẫn tự hào treo bức biển ngạch “Mỹ tục khả phong” do vua Tự Đức ban tặng, như một minh chứng rạng rỡ cho những thuần phong mỹ tục của làng. Nhưng đó là chuyện “ngày xưa” còn bây giờ nhiều mỹ tục đã không còn sau nhiều năm chuyện cúng tế bị gián đoạn.

Tôi kể nốt chuyện “ngày xưa” đó mà giờ vẫn nhớ. Sau giờ giao thừa, nhiều người còn nhanh nhảu ra giếng làng gánh mấy gánh nước đổ đầy cái chum vại, hay ra đồng gánh một gánh đất cày về đắp vào gốc cây… với ước vọng năm mới của cải vào nhà đầy ắp như nước, như đất vậy. Ôi, cái ước mơ đơn sơ mà sao vất vả ngay từ những giờ đầu tiên của một năm như thế. Sáng sớm, những chàng trai khỏe mạnh vội đi chặt một cành cây gọi là lấy lộc, có người bê về cả một cành đa cài lên mái tranh, rợp thềm nhà trong niềm hân hoan, hy vọng.

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.