Nếu không có Tết, chúng ta còn lại gì?

Giáo sư Võ Tòng Xuân từng cho rằng: Tết cổ truyền dài lê thê, ăn nhậu bê tha, cờ bạc, tệ nạn và nên gộp tết âm và tết dương cho gọn, ăn Tết cùng thời điểm với các nước trên thế giới cho đúng tinh thần hội nhập, hòa cùng dòng chủ lưu của thế giới.
Nếu không có Tết, chúng ta còn lại gì?

Tết tốn kém thời gian và tiền bạc, trong khi ta còn nghèo, cần tập trung làm kinh tế thay vì vui chơi... Giáo sư đã đề xuất bỏ Tết cách đây 11 năm và đến nay vẫn giữ nguyên quan điểm.

Người Việt sẽ ra sao, nếu không có Tết?

Trong dòng chảy mưu sinh cơm áo, người Việt tỏa đi khắp nơi. Đôi khi trong cuộc sống bon chen mệt mỏi, tuyệt vọng, những cánh chim phiêu bạt chẳng biết nương mình vào đâu.

Ở những quốc gia chọn một tôn giáo làm quốc đạo thì họ nương náu tâm hồn ở Phật, ở Chúa... Tôn giáo giúp họ được nương tựa, có giáo lý để lý giải khổ đau. Một người chịu quá nhiều thiệt thòi, cay đắng trong cuộc đời, họ có thể nương nhờ cửa Phật, được giải thích là do nghiệp để mà chấp nhận sống tiếp, sống hướng thiện để hóa giải nghiệp khổ. Các tôn giáo khác cũng như vậy.

Còn chúng ta có gì? Nương náu vào đâu? Tết cổ truyền có sức nặng tâm linh thật sự. Chúng ta bươn bả một năm, đợi Tết để quây quần, đoàn tụ, để được nghĩ về cha mẹ, về gia đình, về tổ tiên, thần linh...

Nếu không có Tết, chúng ta còn lại gì? ảnh 1

Đêm Giao thừa cả đất nước ta, hàng triệu con tim chung một nhịp, chung một thời khắc, dành cho nhau những lời tốt đẹp nhất, cầu cho nhau một năm sức khỏe, may mắn.

Đó là thời khắc lòng người lắng động, trời đất giao hòa trong một niềm hy vọng chung. Ở khía cạnh tinh thần, sự đồng nhất ý nguyện của cả dân tộc vào một thời khắc là sức mạnh tổng hợp vô biên cho sự mong cầu quốc thái dân an. Vì thế Giao thừa là thời khắc thiêng liêng!

Nếu không có Tết chúng ta sẽ thiên thu bất tận trong cuộc mưu sinh. Các dịp đoàn tụ gia đình, dòng họ sẽ là lúc nào tiện thì thực hiện. Cuộc hẹn gặp không cố định ấy sẽ khiến các mẹ đợi con về trong mong ngóng vô định. Chúng ta, trong các mối quan hệ khác, cũng sẽ mỗi người nghĩ một hướng...

Bỏ Tết chúng ta còn gì nữa? Không đoàn tụ, chẳng tổ tiên, các giá trị truyền thống sẽ bay theo, người Việt sẽ nửa tây nửa ta, quen mà lạ. Những đứa con làm ăn xa sẽ chẳng khác nào những kẻ lang thang lưu lạc, đôi khi sai đường, lạc lối về.

Kinh tế là ưu tiên. Hội nhập là tốt. Nhưng sẽ chẳng thể đi xa nếu gốc không vững, các giá trị truyền thống bị mai một. Cái gì cũng muốn giống Tây là tư duy hướng ngoại, nhược tiểu, nhìn nhà mình cái gì cũng tệ hơn người ta, ao ước giống người ta, lệ thuộc người ta. Rồi một lúc nhìn lại từ đầu xuống chân sẽ chẳng còn gì là ta nữa, nhìn cứ nhang nhác giống ai đó.

Tết bây giờ cũng nhiều mệt mỏi: Rượu bia, bài bạc, tệ nạn, tai nạn giao thông, phụ nữ vất vả hơn, kinh tế gia đình cũng tốn kém hơn… Tuy nhiên, do con người cả, vẫn có cách khắc phục, cũng là việc của mỗi người, của chúng ta. Đừng thấy phiền, thấy khó mà nói bỏ! Bỏ đi sẽ không ai nhận ra ta trong thế giới phẳng nữa đâu.

Đừng san phẳng tất cả vì phát triển kinh tế, để rồi một ngày ngồi trên đống tiền mà thấy có lỗi với tổ tiên!

Có ai muốn bỏ tết không?

Theo Lao Động
Ảnh minh hoạ.
Còn những bất cập trong thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Việc thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, gồm cả tuyến huyện và tuyến tỉnh, đã góp phần đổi mới cơ chế quản lý tài chính y tế, bảo đảm quyền lợi người bệnh và tạo động lực cho y tế tuyến huyện tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đổi mới phong cách phục vụ…
Khung cảnh mua bán được tái hiện trong không gian Trên bến dưới thuyền tại kênh Thầy Cai, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
Đánh thức tiềm năng du lịch bền vững ở làng nghề trăm tuổi
(Ngày Nay) - Dòng kênh Thầy Cai nhộn nhịp với những chiếc ghe chở gạch, chở trấu, những chiếc ghe hàng... tưởng chừng như bị lãng quên đã được gợi nhớ lại trong những ngày diễn ra Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần đầu tiên vào năm 2024.
Ảnh minh hoạ.
Tạo dấu ấn từ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo
(Ngày Nay) -  Là khu vực gặp nhiều khó khăn nhất cả nước, vùng trung du và miền núi phía Bắc có liên kết vùng yếu, chưa mang dấu ấn riêng, chưa phát huy hết tiềm năng của vùng và lợi thế kinh tế cửa khẩu với nước bạn Lào và Trung Quốc.
Cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Tăng cường các giải pháp chống thi thay, thi hộ
Cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Tăng cường các giải pháp chống thi thay, thi hộ
(Ngày Nay) - Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam dự kiến sẽ tăng cường các giải pháp để chống thi thay, thi hộ như bổ sung quy định yêu cầu các đơn vị cung cấp ảnh chụp của thí sinh trong quá trình làm bài thi trên hệ thống tra cứu và xác minh chứng chỉ.
Các đại biểu tặng hoa tri ân ông, bà Lê Tất Luyện - Thụy Khuê
Trưng bày cố định Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005-2024), sáng ngày 23/11 tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM (97 Phó Đức Chính, Q.1) đã khai mạc Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng nhằm tôn vinh di sản nghệ thuật của danh họa này.
Chùa Pháp Hoa: Ngôi cổ tự 100 tuổi giữa Sài Gòn hoa lệ
Chùa Pháp Hoa: Ngôi cổ tự 100 tuổi giữa Sài Gòn hoa lệ
(Ngày Nay) - Chùa Pháp Hoa là địa chỉ du lịch tâm linh nổi tiếng Thành phố Hồ Chí Minh. Nằm ở trung tâm thành phố xô bồ, chùa Pháp Hoa yên bình tĩnh lặng đến lạ. Không chỉ là ngôi chùa cổ có lịch sử gần 100 năm, nơi đây còn là cái nôi văn hóa Phật pháp, được nhiều du khách thập phương tìm về hành hương mỗi dịp lễ Phật.