Gieo con chữ nơi “đường biên vạch mốc”

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Nếu không có các chiến sĩ Đồn Biên phòng Mường Lạn (huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La) miệt mài dạy chữ, dạy văn hóa thì chẳng biết đến bao giờ, người dân nghèo nơi đường biên vạch mốc này mới thuộc mặt chữ và con số.
Trung uý Vì Văn Liêm tận tình giảng bài cho đồng bào tham gia lớp học
Trung uý Vì Văn Liêm tận tình giảng bài cho đồng bào tham gia lớp học

Người thầy mang quân hàm xanh

Là người dân tộc Lào, sinh ra và lớn lên tại khu vực biên giới tỉnh Sơn La, Trung uý Vì Văn Liêm từ nhỏ đã quyết tâm trở thành người lính biên phòng. Anh mong muốn tiếp tục được gắn bó với nơi “đường biên vạch mốc”, bảo vệ chủ quyền biên giới lãnh thổ của Tổ quốc, được sống gần bà con nhân dân, giúp bà con xây dựng cuộc sống tốt hơn, góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước phát triển.

Trung uý Vì Văn Liêm hiện công tác tại Đồn Biên phòng Mường Lạn, là một trong những chiến sĩ đi đầu trong công tác phổ cập xoá mù chữ tại nhiều bản vùng sâu, vùng xa nằm ở khu vực biên giới giáp Lào của huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La.

Đồng chí Liêm chia sẻ: “3 năm trước, khi bắt đầu nhận nhiệm vụ phổ cập xoá mù chữ cho bà con trên địa bàn, tôi gặp rất nhiều trở ngại bởi vốn là một người lính, kỹ năng sư phạm của tôi gần như là con số không tròn trĩnh. Nhưng tôi luôn tự nhủ rằng mình phải quyết tâm thực hiện nhiệm vụ được giao, quyết tâm giúp đồng bào ta thay đổi cuộc sống”.

Người dân sinh sống tại các bản vùng sâu trên địa bàn xã Mường Lạn phần lớn là người dân tộc Mông đã lớn tuổi, không có điều kiện được đi học, không biết chữ và tiếng phổ thông. Bà con chưa nhận thức được việc học là cần thiết, gặp nhiều trở ngại trong việc tiếp thu kiến thức. Bên cạnh đó, đường xá đi lại đều là đường đất, vô cùng hiểm trở, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động giảng dạy còn thiếu thốn… Tất cả những rào cản đó không ngăn nổi quyết tâm được gieo con chữ đến bà con dân tộc thiểu số của trung úy Liêm.

Trong suốt thời gian thực hiện chương tình phổ cập xoá mù chữ theo sự phân công của đơn vị, đồng chí Liêm đã không biết bao nhiêu lần phải đến tận nhà người dân, vận động bà con đến lớp học. Với xuất thân cũng là một người dân tộc, đồng chí đã có biện pháp tiếp cận khéo léo, giải thích cho bà con hiểu rằng kiến thức phổ thông sẽ rất hữu ích trong áp dụng vào sản xuất, làm kinh tế. Theo thời gian, lớp học ngày một đông hơn, hiện Trung uý Vì Văn Liêm đang trực tiếp giảng dạy 3 lớp học với tổng sĩ số hơn 80 học viên.

Gieo con chữ nơi “đường biên vạch mốc” ảnh 1

Cơ sở vật chất lớp học phổ biến xoá mù chữ tại các bản vùng sâu còn nhiều thiếu thốn

“Việc truyền đạt kiến thức cho bà con đôi khi gặp khó khăn, một phần vì tôi chưa từng được đào tạo về nghiệp vụ sư phạm, nhưng một phần vì bà con chưa theo kịp được chương trình giáo dục phổ thông trong sách giáo khoa, dù chỉ là chương trình từ lớp 1 – 5. Hiểu được điều đó, tôi luôn nỗ lực giải thích cho bà con thông qua những ví dụ dựa trên thực tế, cuộc sống hàng ngày, như vậy bà con dễ tiếp thu hơn nhiều”, thầy giáo Liêm cho biết.

Kể về kỷ niệm với đồng bào, Trung uý Vì Văn Liêm chia sẻ: “Tôi nhớ mùa mưa năm ngoái kéo dài cả tuần trời, núi đá sạt lở, đường đất không thể di chuyển được, nhưng khắc phục mọi khó khăn, không quản ngại thời tiết, bà con vẫn đến lớp học gần như đông đủ sau một ngày nghỉ. Tinh thần học tập của bà con như vậy, khiến tôi không thể nao núng”.

Cắm bản, xa nhà vì một tương lai mới cho bản nghèo

Với những thành tích trong công tác phổ biến xoá mù chữ khi 100% học viên sau khi tham gia lớp đều biết đọc, biết viết và tính được những phép toán cơ bản, Trung uý Vì Văn Liêm đã liên tiếp được nhận Danh hiệu Chiến sĩ thi đua do Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La khen tặng, cùng nhiều bằng khen của xã, của tỉnh. Tuy nhiên, mọi nỗ lực của đồng chí Liêm không vì những danh hiệu đó.

“Danh hiệu đối với tôi là một sự khích lệ, nhưng nguồn động viên lớn nhất đối với tôi là bà con biết chữ, biết đọc, biết viết, biết mở mang văn hóa, nhận thức được chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, thay đổi được đời sống đi lên tích cực hơn”, đồng chí Liêm nhấn mạnh.

Ngoài việc tham gia phổ biến xoá mù chữ cho bà con, đồng chí Liêm cũng dành nhiều thời gian giúp đỡ bà con trong các công việc đời sống hàng ngày như làm nương, vệ sinh làng bản nhằm nắm bắt và hiểu được tâm tư, nguyện vọng của bà con. Đồng chí Liêm cũng thường xuyên họp bản với đồng bảo, qua đó tuyên truyền pháp luật, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cho người dân như nghiêm cấm trồng cây thuốc phiện, xuất nhập cảnh trái phép,…

Vừa là một người lính biên phòng, vừa là một người thầy giáo nơi biên cương, đồng chí Liêm phải sống xa gia đình, ở lại bản nhằm duy trì được hoạt động dạy học cho bà con nhân dân. Do điều kiện công tác như vậy, có khi 3 – 4 tháng anh mới có thể về thăm gia đình. Xa vợ, xa con, ít dành được sự quan tâm cho gia đình, nhưng Trung uý Vì Văn Liêm luôn nhận được sự chia sẻ, ủng hộ hết mình từ người thân, để anh yên tâm công tác.

Vượt lên trên mọi khó khăn, trở ngại, đồng chí Liêm là người thầy giáo mang quân hàm xanh mẫu mực, là người đem con chữ đến với bà con dân tộc thiểu số sinh sống tại khu vực biên giới của tỉnh Sơn La. Trung uý Vì Văn Liêm chính là một chiến sĩ tiêu biểu của một lực lượng tiêu biểu - lực lượng Bộ đội Biên phòng của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Năm nay kỷ niệm 64 năm Ngày Truyền thống BĐBP (3/3/1959-3/3/2023), 34 năm Ngày Biên phòng toàn dân (3/3/1989-3/3/2022). Đây là lực lượng vũ trang có chức năng bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ quốc gia khu vực biên giới...

Ảnh minh hoạ.
TP HCM: Chủ động phòng ngừa bệnh sốt rét
(Ngày Nay) - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) cho biết, để bảo vệ thành quả loại trừ bệnh sốt rét, năm 2024 TP Hồ Chí Minh tiếp tục duy trì các hoạt động phòng chống sốt rét.
Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy trình diễn trong đêm nhạc đỉnh cao
Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy trình diễn trong đêm nhạc đỉnh cao
(Ngày Nay) - Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy sẽ trình diễn tác phẩm âm nhạc nổi tiếng thế giới trong “Đêm nhạc Mozart, Beethoven & Brahms” diễn ra tối 27/4 tại Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh. Nghệ sỹ và dàn nhạc của Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch Thành phố Hồ Chí Minh biểu diễn dưới dự chỉ huy của nhạc trưởng Trần Nhật Minh.
Việc đánh đập trẻ em khiến sức khỏe tinh thần bị ảnh hưởng, học hành sa sút và tăng cao tỷ lệ bạo lực và lạm dụng. Ảnh: Getty Images
Anh quốc: Kêu gọi cấm phụ huynh đánh con
(Ngày Nay) - Các chuyên gia y tế kêu gọi chính phủ Vương quốc Anh (Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, bao gồm nước Anh, Xứ Wales, Scotland và Bắc Ireland) đã ban hành lệnh cấm hoàn toàn hình phạt thể xác đối với trẻ em vì cho rằng việc này có hại cho sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ.