Gìn giữ nghề truyền thống làm giấy dó của người Mường ở Hòa Bình

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Xưa kia, giấy dó được tạo ra để làm sắc phong, in sách, văn khấn, đến nay, giấy dó trở thành nguyên liệu để nghệ nhân thể hiện các tác phẩm tranh vẽ tín ngưỡng phục vụ thờ cúng, tục treo tranh...
Bà Hoàng Thị Chi xóm Suối Cỏ, tham gia làm giấy Dó cùng gia đình ông Chúc cũng đã gần 20 năm, cẩn thật lật phơi những tờ giấy Dó thành phẩm.
Bà Hoàng Thị Chi xóm Suối Cỏ, tham gia làm giấy Dó cùng gia đình ông Chúc cũng đã gần 20 năm, cẩn thật lật phơi những tờ giấy Dó thành phẩm.

Nghề làm giấy dó của người Mường ở xóm Suối Cỏ, xã Hợp Hòa (nay là xã Cao Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình) đã có từ lâu đời nay, là nghề cha truyền con nối.

Với đam mê nghề truyền thống, những nghệ nhân xóm Suối Cỏ tiếp tục duy trì sản xuất, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa đặc sắc nghề của cha ông để lại.

Gia đình nghệ nhân Nguyễn Văn Chúc là một trong 5 hộ duy trì sản xuất giấy dó tại Suối Cỏ.

Ông Chúc chia sẻ nghề làm giấy dó của người Mường đã tồn tại từ hàng trăm năm.

Xưa kia, giấy dó được tạo ra để làm sắc phong, in sách, văn khấn... Đến nay, giấy dó trở thành nguyên liệu để nghệ nhân thể hiện các tác phẩm tranh vẽ tín ngưỡng phục vụ thờ cúng, tục treo tranh...

Đặc biệt, với sự sáng tạo, các nghệ nhân đã tiếp tục đổi mới sản phẩm theo nhu cầu tiêu dùng để làm ra các sản phẩm trang trí, gói quà mang tính thẩm mỹ cao.

Làm giấy dó chủ yếu với công nghệ sản xuất thủ công. Nhiều năm trước tại xóm Suối Cỏ có vài hộ gia đình chật vật duy trì sản xuất nhỏ lẻ theo đơn đặt hàng của cá nhân trong và ngoài nước.

Gìn giữ nghề truyền thống làm giấy dó của người Mường ở Hòa Bình ảnh 1

Gia đình nghệ nhân Nguyễn Văn Chúc là 1 trong 5 hộ gia đình duy trì công việc sản xuất giấy Dó tại xóm Suối Cỏ nhiều năm nay và vẫn phát triển mạnh mẽ.

Ông Chúc đã từng mang ba lô giấy dó, bắt xe lên Văn Miếu (Hà Nội), phố cổ Thành Nam (Nam Định), tìm những người yêu viết chữ, viết câu đối để bán cho họ. Nhưng không ít lần ông trở về nhà chán nản với ba lô còn nguyên giấy dó.

Tuy nhiên, với tâm huyết và niềm tin mãnh liệt vào giá trị của một sản phẩm truyền thống, ông Chúc đã bằng mọi cách duy trì nghề, từng bước liên kết với các cá nhân, tổ chức tìm đầu ra cho sản phẩm giấy dó.

Theo ông Chúc, quá trình sản xuất sản phẩm giấy dó phức tạp, trải qua 35 công đoạn, từ việc lấy nguyên liệu, ngâm ủ đến làm ra sản phẩm phải mất nửa tháng.

Loại cây được sử dụng để làm giấy nhiều nhất hiện nay là cây dó và cây dướng (người Mường còn gọi là cây ráng).

Cây dướng phải chọn những cây bánh tẻ, khoảng 3-4 năm tuổi, đủ lớn để bóc vỏ cứng bên ngoài, rồi phơi cho thật khô để tránh vỏ cây bị ẩm mốc, gây ảnh hưởng đến chất lượng giấy.

Vỏ cây dướng được ngâm trong nước từ 2-3 ngày để làm mềm ra. Khi vỏ đã đạt tiêu chuẩn về độ mềm sẽ được cắt thành các đoạn dài khoảng 1m, được buộc thành những bó nhỏ, ngâm qua nước vôi đặc (giúp vỏ có thể chín đều) rồi xếp vào thùng nấu đun liên tục trên 10 tiếng, ủ qua 1 ngày 1 đêm.

Khi vỏ cây dướng đã nguội, vớt ra rửa sạch vôi hoàn toàn... rồi lại tiếp tục ngâm trong nước sạch khoảng 7-10 ngày để thải hết nhựa cây và chất vôi.

Sau khi đã ngâm mềm, vỏ cây dướng được cho vào bể nghiền thành bột để làm giấy. Bột cây dướng được hòa kỹ cùng nước sạch và nước gỗ mò trong bể tráng giấy.

Công đoạn tráng giấy sẽ quyết định độ dày-mỏng-mịn của tờ giấy. Công đoạn này đòi hỏi sự khéo léo nên thường được người phụ nữ Mường đảm nhiệm.

Gìn giữ nghề truyền thống làm giấy dó của người Mường ở Hòa Bình ảnh 2

Từng lớp bột giấy mỏng tách khỏi khuôn liềm theo từng lớp chồng lên nhau, khoảng 40-50 tờ, sau đó chuyển sang công đoạn ép giấy cho hết nước rồi tách giấy đem phơi khô.

Bà Hoàng Thị Hậu (vợ ông Nguyễn Văn Chúc) đảm nhận công việc tráng giấy cho biết, bà dùng khuôn liềm để seo giấy dó.

Bột giấy lỏng được đổ lên khuôn, tráng mỏng và đều để róc nước, sau đó với động tác nhanh, dứt khoát nhấc liềm lên, từng lớp bột giấy mỏng đó tách khỏi khuôn liềm theo từng lớp chồng lên nhau.

Mỗi đợt đủ khoảng 40-50 tờ, sau đó chuyển sang công đoạn ép giấy cho hết nước rồi tách giấy đem phơi khô.

Cứ 10kg vỏ tươi hoặc 4kg vỏ khô nguyên liệu sẽ làm ra khoảng 120 tờ giấy.

Bước cuối cùng là xếp các tấm giấy thành lớp, tùy theo loại giấy mà dùng thanh nứa mảnh dọc theo khổ 10x20cm hoặc 20x30cm.

Giấy dó sản xuất ở Suối Cỏ từ nguyên liệu tự nhiên nên chất lượng tốt, có độ bền dai, màu giấy tự nhiên gặp nước không phai và không bị mối hay gián nhấm.

Gia đình bà Hoàng Thị Chi, xóm Suối Cỏ tham gia làm giấy dó cùng gia đình ông Chúc đã gần 20 năm.

Theo bà Chi đây là nghề của ông cha để lại nên ngoài việc làm kiếm thêm thu nhập, gia đình bà cũng mong muốn chung tay gìn giữ nghề truyền thống của người Mường.

Hiện nay cơ sở của ông Chúc sản xuất giấy dó theo các đơn đặt hàng với số lượng lên đến hàng nghìn tờ.

Giá cũng được chia thành nhiều loại, tùy theo độ dày mỏng của giấy, từ 10.000-15.000 đồng/tờ.

Tuy giá thành rẻ, thu nhập không cao nhưng kinh tế của những gia đình làm giấy dó ổn định và phát triển.

Nhiều thời điểm, cơ sở không kịp làm với những đơn hàng lớn do nguồn nguyên liệu không có sẵn và khó tìm.

Ngoài các tỉnh miền Bắc, vào các dịp giáp Tết, giấy dó của người Mường Suối Cỏ còn được các công ty lữ hành, du lịch khu vực miền Trung, miền Nam và các cá nhân, doanh nghiệp nước ngoài như Nhật Bản, Pháp... tin tưởng lựa chọn sử dụng, cho giá trị thẩm mỹ cao.

Trưởng xóm Suối Cỏ, ông Hoàng Văn Độ cho biết những năm trở lại đây, nghề làm giấy dó đã có nhiều người biết đến, nhiều đoàn khách trong nước và quốc tế đến tham quan, mua giấy dó làm quà.

Với những nỗ lực trong lao động và sản xuất, cùng ý chí gìn giữ văn hóa bản sắc dân tộc của người dân, chính quyền huyện Lương Sơn đang triển khai những chính sách phù hợp để hỗ trợ các gia đình ở xóm Suối Cỏ tiếp tục duy trì sản xuất, song song với việc bảo tồn, phát triển nghề làm giấy dó thủ công truyền thống của người Mường, từng bước tạo dựng thương hiệu, xây dựng làng nghề, hướng đến hình thành điểm du lịch trải nghiệm cộng đồng, tạo thêm thu nhập cho lao động địa phương.

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.