GS Nguyễn Minh Thuyết: Không có bài học nào trong SGK Tiếng Việt 1 thiếu tính giáo dục

(Ngày Nay) - Không có bài học nào thiếu tính giáo dục, vấn đề là hiểu các bài học đó như nên hiểu hay cố tình hiểu theo cách khác.
GS Nguyễn Minh Thuyết: Không có bài học nào trong SGK Tiếng Việt 1 thiếu tính giáo dục

Bộ SGK tiếng Việt lớp 1 Cánh diều vừa đưa vào giảng dạy được hơn một tháng đã vấp phải sự phản ứng của phụ huynh học sinh và nhiều ý kiến của dư luận.

Cụ thể, các bài học được cho thiết kế nhiều nội dung, quá tải đối với học sinh lớp 1. Đặc biệt, SGK dùng để giảng dạy cho học sinh lớp 1 sử dụng quá nhiều phương ngữ thay vì từ phổ thông chuẩn. Ví dụ như: trong bài tập đọc “Thỏ và rùa”, tác giả đưa những từ như “nhá rau, nhá cỏ” thay vì nhai rau, nhai cỏ. Hay “thở hí hóp”, “lồ ô”...

Chưa kể, những ngày qua cộng đồng mạng cũng dậy sóng vì những bài tập đọc, câu chuyện đưa vào SGK thiếu tính giáo dục như: “Ve và gà”, “Hai con ngựa”...

Lý giải về điều này, GS-TS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới, Tổng chủ biên kiêm chủ biên sách Tiếng Việt 1 Cánh Diều cho rằng: Hầu hết các câu chuyện dựa vào, phỏng theo đều của các tác giả lớn như Lev Tolstoy, La Fontaine… Không có bài học nào thiếu tính giáo dục, vấn đề là hiểu các bài học đó như nên hiểu hay cố tình hiểu theo cách khác.

Chẳng hạn ở bài “Hai con ngựa”, bài học đưa ra là “xui người khác làm bậy thì sẽ chịu hậu quả”. Để bảo đảm bài đọc có tính giáo dục cao, phù hợp với học sinh mới vào lớp 1, các tác giả còn phải chỉnh sửa một số chi tiết trong truyện.

Cụ thể, trong truyện của Lev Tolstoy, ngựa cái lười biếng xui ngựa đực không đi cày, nếu chủ quật roi thì tung vó đá lại. “Vì không thể khuyên trẻ em như nguyên tác câu chuyện nên ở đây có hai chi tiết chúng tôi phải sửa. Thứ nhất, để ngựa tía khuyên ngựa ô trốn đi. Thứ hai, không đề cập đến giới tính (nói ngựa đực chăm và ngựa cái lười) vì dễ gây phản ứng và cũng vì đến bài này học sinh chưa học các vần “ưc”, “ai”.

Tương tự, bài tập đọc “Ve và gà” cũng được phỏng theo truyện “Ve và kiến” của La Fontaine, nhà văn Pháp. Truyện dài nên cũng phải chia làm 2 phần, có đánh số 1, 2, dạy liền nhau. Tác giả SGK phải đổi nhân vật “kiến” thành “gà” vì đến lúc này học sinh chưa học vần “iên”, nhưng cốt truyện cơ bản giữ nguyên… Đối với những câu chuyện dài, tác giả sách phải cắt làm 2 phần, đặt liền nhau, nhưng các thông tin trên MXH không đầy đủ.

Hay bài đọc “Cua, cò và đàn cá” bị cho là dạy học sinh khôn lỏi. Đây là bài đọc theo truyện dân gian Việt Nam. Mà truyện dân gian vốn dĩ sâu sắc lắm, khai thác như thế nào là do tâm địa mỗi người. Có người cho rằng bài này dạy học sinh khôn lỏi, nhưng ý nghĩa của câu chuỵện dân gian này rất đơn giản “nó dạy người ta cảnh giác, chớ vội tin lời kẻ xấu. Bố mẹ nào cũng thường dặn trẻ con điều này”.

GS Nguyễn Minh Thuyết: Không có bài học nào trong SGK Tiếng Việt 1 thiếu tính giáo dục ảnh 1

GS-TS Nguyễn Minh Thuyết. - Ảnh: Người Lao Động

Bên cạnh đó, cũng có nhiều câu hỏi đặt ra vì sao trong kho tàng văn học Việt Nam có rất nhiều câu ca dao, chuyện ngụ ngôn rất hay, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, vậy sao SGK Tiếng Việt 1 lại không lựa chọn dùng mà lại dùng của nước ngoài, GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết, sách Tiếng Việt 1 có khoảng 100 văn bản của các tác giả Việt Nam. Các văn bản này gồm đồng dao, câu đố, truyện dân gian Việt Nam và sáng tác của các tác giả có tên tuổi như Vũ Tú Nam, Phạm Hổ, Võ Quảng, Nguyễn Kiên, Quang Huy, Phong Thu, Phan Thị Thanh Nhàn, Trần Đăng Khoa, Mai Văn Hai…

“Sở dĩ sách không dạy ca dao tục ngữ vì học sinh độ tuổi lớp 1 khó tiếp thu nội dung của ca dao, tục ngữ. Do vậy, chúng tôi sẽ dạy ca dao tục ngữ ở lớp khác, khi học sinh có nhận thức phù hợp hơn”, Chủ biên SGK Tiếng Việt 1 cho biết.

Trả lời câu hỏi nếu SGK Tiếng Việt 1 còn dạy cả những bài học phân biệt tốt, xấu thì phải chăng đã sa vào môn Đạo đức, chứ không phải tập đọc, tập viết, GS Nguyễn Minh Thuyết khẳng định môn học nào cũng có trách nhiệm hình thành, phát triển những phẩm chất tốt đẹp cho trẻ.

Nói thêm về bộ sách mới, Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông mới cho rằng, SGK bây giờ chỉ là tài liệu chính thức để dạy học, giáo viên không phải dạy theo từng chữ từng câu mà theo tinh thần dạy học phân hóa. Vì vậy, các thầy cô nên vận dụng sách cho phù hợp với đối tượng dạy học của mình.

“Ví dụ, sách Tiếng Việt 1 Cánh Diều có phần cứng là 332 tiết dạy chữ (hoặc dạy vần) và “phần mềm” là 88 tiết là các bài ôn tập (64 tiết, tự đọc sách báo 16 tiết, góc sáng tạo 8 tiết). Nơi nào học sinh học nhanh thì hoàn thành cả “phần cứng” là các bài học chính và “phần mềm”. Nơi nào học sinh học chậm thì chỉ cần hoàn thành các bài học chính. Giáo viên hoàn toàn không cần phải vội “chạy” cho hết bài”, GS Thuyết nói.

Ông cũng cho rằng ngay trong một lớp, khả năng của học sinh cũng khác nhau. Vì thế, để thực hiện dạy học phân hóa, đối với những học sinh tiếp thu nhanh, giáo viên hướng dẫn các em đọc trọn vẹn bài tập đọc, tập viết, đối với những học sinh còn chậm, giáo viên chỉ cần hướng dẫn các em đọc, viết được những nội dung cơ bản, cho đến lúc các em hòa vào được tiến độ chung của lớp.

TIN LIÊN QUAN
BTC chương trình với nỗ lực không ngừng nghỉ nhằm mang đến những kỷ niệm đẹp cho các bạn học sinh Ảnh: BTC.
Điểm nhấn thú vị trong ngày hội tư vấn tuyển sinh Diễn Châu 3 Open Day
(Ngày Nay) - Tiếp nối 14 mùa tổ chức thành công rực rỡ, Diễn Châu 3 Open Day 2025 đã chính thức khởi động trở lại với chủ đề “Dream Catcher”. Với tinh thần nhiệt huyết cùng những giá trị thiết thực, chương trình nhận được sự hưởng ứng và quan tâm đông đảo từ phía học sinh cũng như các bậc phụ huynh.
Google đối diện rắc rối pháp lý mới
Google đối diện rắc rối pháp lý mới
(Ngày Nay) -  Ngày 6/1, Google cho biết công ty con này của Alphabet đang phải đối mặt với khiếu nại thứ hai từ tổ chức đại diện quyền lợi cho người lao động Mỹ.
Thắp lên nhiệt huyết của giáo viên mầm non nhờ chính sách
Thắp lên nhiệt huyết của giáo viên mầm non nhờ chính sách
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh hiện nay, việc thu hút và giữ chân giáo viên mầm non là một thách thức lớn đối với nhiều địa phương. Tại tỉnh Tây Ninh, tình trạng thiếu giáo viên mầm non đang trở thành một vấn đề nan giải, mặc dù ngành Giáo dục đã nỗ lực tuyển dụng.