Hà Nội cân bằng giữa bảo tồn di sản và phát triển kinh tế - xã hội

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Hà Nội là địa phương có số lượng di tích lớn nhất toàn quốc với 5.922 di tích, trong đó 2.581 di tích đã được xếp hạng. Tốc độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, nhất là quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng ở các huyện ngoại thành Hà Nội đã tạo ra sức ép không nhỏ đến việc bảo tồn di tích. Vì vậy, việc cân bằng giữa bảo tồn di sản với phát triển kinh tế - xã hội tại Hà Nội đang cần được quan tâm hơn bao giờ hết.
Đoan Môn là cửa chính phía Nam vào Hoàng thành Thăng Long được xây dựng vào thời nhà Lê trung hưng được tu sửa vào thời nhà Nguyễn. Ảnh: TTXVN
Đoan Môn là cửa chính phía Nam vào Hoàng thành Thăng Long được xây dựng vào thời nhà Lê trung hưng được tu sửa vào thời nhà Nguyễn. Ảnh: TTXVN

Nhiều di tích bị tác động

Cân bằng giữa bảo tồn di sản và phát triển xảy ra từ lâu và luôn đặt chính quyền địa phương trong thế khó khi giải quyết hài hòa mối quan hệ này. Những chuyên gia văn hóa thường bảo vệ công tác bảo tồn, còn những người làm kinh tế, xây dựng thường ủng hộ những dự án, công trình được triển khai. Để tìm giải pháp vừa phù hợp với phát triển kinh tế, vừa giữ được giá trị vốn quý của di sản, các địa phương luôn phải thận trọng, linh hoạt.

Những năm trước kia, giới khảo cổ học và những người quan tâm đến văn hóa Hà Nội tỏ ra lo ngại khi thành phố đầu tư công trình giao thông sẽ ảnh hưởng đến di chỉ Khảo cổ học Đàn Xã Tắc (quận Đống Đa). Nhiều chuyên gia lên tiếng, nhiều cuộc họp bàn được tổ chức và cuối cùng tuyến đường Xã Đàn được nắn chỉnh, dành ra một diện tích nhỏ để bảo tồn. Tiếp đó, việc bảo tồn di chỉ này tiếp tục được đề cập khi Hà Nội có kế hoạch xây dựng cầu vượt qua nút giao thông Ô Chợ Dừa để tránh ùn tắc giao thông.

Nhiều người cũng không thể quên câu chuyện người dân Làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây) viết đơn trả lại danh hiệu Di tích quốc gia làng cổ vì nhiều thế hệ sinh sống trong một ngôi nhà nhưng không được xây dựng cao tầng, mở rộng diện tích. Với sự vào cuộc của thành phố Hà Nội, các quy định trong xây dựng tại di tích đã được nới lỏng, cùng với đó là quy chế quản lý di tích làng cổ cũng được ra đời, tạo sự đồng thuận trong nhân dân.

Gần đây, sau một thời gian dài các nhà khoa học lên tiếng bảo vệ di chỉ khảo cổ học Vườn Chuối (huyện Hoài Đức) khi tuyến đường vành đai 3,5 của thành phố chạy qua khu vực này và khu đô thị mới xây dựng bên cạnh tác động mạnh đến di chỉ thì cơ quan chức năng tổ chức nhiều cuộc họp bàn về vấn đề này. Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã đề xuất UBND thành phố Hà Nội cho phép thực hiện nghiên cứu bảo tồn diện tích khu vực phía Đông khu di chỉ, đồng thời thực hiện phương án khai quật di dời các di tích, di vật ở khu vực phía Tây trước khi giải phóng mặt bằng, phục vụ xây dựng tuyến đường vành đai 3,5. Lý do được đưa ra là đảm bảo sự hài hòa giữa việc bảo tồn và phát triển, vừa phục vụ mục đích bảo tồn, nghiên cứu và phát huy giá trị di tích, vừa phục vụ việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đô thị. Phương án này đã được Cục Di sản văn hóa thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chấp thuận.

Mới đây, việc mở rộng đường giao thông để xây dựng xã nông thôn mới nâng cao tại xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm, đã buộc phải giải phóng mặt bằng một phần diện tích khu đất bên cạnh chùa Vàng, thuộc khu bảo tồn cấp 2 của di tích. Diện tích này trước kia sử dụng làm sân chơi và là nơi tổ chức các hoạt động lễ hội. Vì lẽ đó, việc mở rộng diện tích này chưa tìm được sự thống nhất giữa nhà chùa và người dân trong vùng. Thành phố Hà Nội đang giao cho huyện Gia Lâm phối hợp với các cơ quan liên quan để giải quyết.

Cần có định hướng cụ thể

Không chỉ ở Hà Nội mà câu chuyện giữa bảo tồn và phát triển còn xảy ra ở một số địa phương khác trong cả nước. Bởi nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội ngày càng cao thì việc đầu tư các công trình phục vụ đời sống dân sinh ngày càng nhiều. Vì vậy những khu vực có sự hiện diện của di tích sẽ bị tác động ít nhiều dù chính quyền địa phương đã có những cố gắng để tránh ảnh hưởng đến mức thấp nhất có thể.

Việc quy hoạch các công trình phục vụ đời sống kinh tế - xã hội đã đặt ra khả năng ảnh hưởng đến di sản. Nếu các nhà quy hoạch không tính đến thì trong quá trình xây dựng tất yếu sẽ nảy sinh mâu thuẫn.

Đề cập đến việc giải quyết mâu thuẫn này, các nhà quản lý, các chuyên gia văn hóa cho rằng, cần phải tuân theo Luật Di sản văn hóa. Khi triển khai các công trình, nếu gặp khu vực khảo cổ học thì các chủ đầu tư buộc phải dừng lại để phối hợp với cơ quan chức năng tiến hành khai quật; dựa trên kết quả thu được sẽ đề xuất biện pháp bảo tồn và cách thức triển khai tiếp công trình. Nhưng điều quan trọng, các chủ đầu tư cần có ý thức tôn trọng di sản, giữ lại những giá trị quý cho thế hệ sau.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát huy giá trị Di sản văn hóa cho rằng, Hà Nội cũng như nhiều địa phương khác chưa có bản đồ di chỉ khảo cổ học. Vì vậy, cần thiết phải xây dựng bản đồ này để làm cơ sở cho công tác quy hoạch, xây dựng các công trình kinh tế - xã hội, tránh trường hợp khi triển khai vướng vào di chỉ khảo cổ học, ảnh hưởng đến cả hai bên.

Một điều quan trọng khác, các cơ quan chức năng cần làm thay đổi nhận thức của người Hà Nội về vai trò, giá trị của di sản văn hóa tại các quận, huyện, thị xã của Thủ đô. Khi cộng đồng nhận diện đúng giá trị của di sản văn hóa, được tiếp cận và thụ hưởng lợi ích tinh thần và vật chất thông qua hoạt động bảo tồn di sản văn hóa thì lòng tự hào, tình yêu di sản văn hóa luôn được nâng lên, tạo ra động lực tinh thần cho họ đóng góp trí tuệ, công sức trong việc bảo tồn di sản.

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.