Hà Nội đã tinh giản 55 phòng, ban

Đây là thông tin được lãnh đạo Hà Nội cho biết tại buổi làm việc với đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) gắn với việc thực hiện các Nghị quyết của Trung ương về công tác cán bộ diễn ra chiều 17/9.
Đoàn kiểm tra làm việc với Ban thường vụ Thành uỷ Hà Nội. Ảnh: Viết Thành.
Đoàn kiểm tra làm việc với Ban thường vụ Thành uỷ Hà Nội. Ảnh: Viết Thành.

Theo bà Ngô Thị Thanh Hằng, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Hà Nội, qua thực hiện sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, khối các cơ quan Đảng, MTTQ, tổ chức chính trị - xã hội TP đã có 12 đơn vị hoàn thành nhiệm vụ này, gồm các ban Đảng Thành uỷ, Ủy ban MTTQ, tổ chức chính trị của TP. Thành phố đã tiến hành hợp nhất Đảng bộ Khối Doanh nghiệp và Đảng bộ Khối Du lịch, từ 5 Đảng bộ khối giảm 1 đầu mối còn 4 Đảng bộ khối trực thuộc Thành uỷ.

Đặc biệt, theo báo cáo tại khối các cơ quan trực thuộc UBND TP, đã hoàn thành việc sắp xếp tại 22/22 sở và tương đương. Sau sắp xếp giảm 46 phòng, ban so với hiện tại (tương đương giảm 22,5%), giảm thêm 6 phòng so với Thông tư liên tịch, giảm 26 trưởng phòng, 116 phó trưởng phòng. Bảo lưu phụ cấp chức vụ đối với trưởng, phó phòng sau sắp xếp kết hợp xem xét luân chuyển, điều động, bổ nhiệm ở những vị trí thích hợp. Với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, sau rà soát, sắp xếp giảm từ 401 đơn vị xuống còn 280 đơn vị, giảm 121 đơn vị (tương đương 30,2%).

Đến nay, qua rà soát, sắp xếp, toàn hành phố đã giảm được 55 phòng, ban; giảm 130 đơn vị sự nghiệp; giảm 35 trưởng phòng, ban, 136 phó phòng, ban.

Đề cập vấn đề tinh giản biên chế, bà Hằng cho biết, ở khối cơ quan Đảng, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội, dự kiến đến năm 2017 giảm 69 biên chế so với hiện nay (giảm chi ngân sách khoảng 9,94 tỷ đồng/năm); đến năm 2020 giảm 413 người so với hiện nay (giảm chi ngân sách khoảng 59,5 tỷ đồng/năm). 

Tại khối các cơ quan chính quyền, Hà Nội đã giảm 704 hợp đồng có chỉ tiêu đã tồn tại nhiều năm; Giải quyết tinh giản biên chế theo Nghị định 108/NĐ-CP cho 115 cán bộ, công chức, viên chức, trong đó có 110 người nghỉ hưu trước tuổi, 1 người chuyển sang các cơ sở không sử dụng ngân sách nhà nước và 4 người thôi việc ngay. Tổng kinh phí chi trả thực hiện chế độ tinh giản biên chế là 9,84 tỷ đồng.

Năm 2016, Hà Nội giảm 1,5% biên chế công chức được giao (141 biên chế). Thành phố phấn đấu đến năm 2020-2021 giảm tối thiểu 10% so với biên chế được giao năm 2015. "Đối với viên chức, Hà Nội kiên quyết không tăng biên chế, chỉ tăng cho lĩnh vực y tế và giáo dục theo đúng định mức quy định tại các văn bản của Trung ương", bà Hằng nói.

Có thành viên của đoàn công tác đề nghị Hà Nội cung cấp số liệu về tổng biên chế sự nghiệp của Hà Nội và Hà Tây tại thời điểm năm 2004 (thời điểm trước khi các địa phương được tự chủ biên chế) và tổng số biên chế tại thời điểm năm 2013 và hiện nay, từ đó mới có cơ sở đánh giá rõ hơn Hà Nội đã tinh giản được bao nhiêu biên chế.

Theo Tiền Phong
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.