Tại cuộc họp, Phó Giám đốc Sở Công Thương Trần Thị Phương Lan cho biết, Sở đã xây dựng phương án cấp độ 3 nhằm bảo đảm cung cấp đầy đủ hàng hóa cho nhân dân thành phố cũng như nhân dân tại khu vực cách ly, lượng hàng hóa dự trữ tăng gấp 3 lần so với các tháng bình thường.
Hiện tại, thành phố Hà nội có 25 trung tâm thương mại, hơn 1.000 cửa hàng tiện ích, 141 siêu thị, 455 chợ, 492 cửa hàng xăng dầu...hoạt động để bảo đảm nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.
Về thông tin giá thịt lợn trên thị trường vẫn tăng cao, Phó Giám đốc Sở Công Thương Trần Thị Phương Lan cho nhay, hiện nay đã có một số doanh nghiệp đồng hành bình ổn giá, ví dụ như siêu thị Big C đã thực hiện giảm giá thịt lợn.
Ngoài ra, một số doanh nghiệp khác cũng đã mở thêm các điểm bán để bảo đảm cung cấp hàng hóa khi nhu cầu người dân tăng.
Theo bà Phương Lan, Sở Công thương đã xây dựng các kịch bản, quy trình điều phối hàng hóa cho các kịch bản khi dịch diễn biến phức tạp.
Cụ thể như: Quy trình điều phối hàng hóa phục vụ cho nhu cầu bình thường của người dân; quy trình phối hợp cùng các địa phương điều phối hàng hóa cho các khu vực cách ly; quy trình điều phối hàng hóa khi xảy ra thiếu hàng hóa cục bộ; quy trình điều phối khi xảy ra thiếu hàng trên diện rộng.
"Khi thôn Hạ Lôi cách ly, Sở Công Thương đã phối hợp cùng các địa phương nhanh chóng xây dựng kế hoạch cung ứng hàng hóa cho thôn. Hàng hóa luôn đầy đủ, đảm bảo đáp ứng mọi nhu cầu của người dân", Phó Giám đốc Sở Công Thương nói.
cũng theo bà Trần Thị Phương Lan, tới đây, Sở Công Thương Hà Nội sẽ cập nhật các điểm cung ứng hàng hóa, bán khẩu trang trên ứng dụng Hà Nội Smart City để người dân dễ dàng tìm kiếm, mua sắm tại những điểm gần nơi mình sinh sống.
Hà Nội sẽ cập nhật các điểm bán khẩu trang trên ứng dụng Hà Nội Smart City
Đây là thông tin được Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan chia sẻ tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Hà Nội.
Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan |
Theo Tổ quốc