Hà Nội triển khai bộ quy tắc văn hóa giao thông văn minh trong trường học

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 62/KH-UBND về việc tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông cho học sinh trong tình hình mới trên địa bàn thành phố. Nhiều biện pháp mạnh đã được đưa ra nhằm bảo đảm an toàn giao thông cho học sinh.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

UBND TP Hà Nội yêu cầu Công an TP chỉ đạo lực lượng Công an các cấp thực hiện tốt Chương trình phối hợp với ngành giáo dục về tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục; tăng cường phổ biến các kiến thức và kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho phụ huynh trong trường hợp chở trẻ em trên ô tô, mô tô, xe máy và các phương tiện khác; bảo đảm mỗi trường trung học phổ thông, trung học cơ sở, tiểu học mỗi học kỳ có ít nhất một buổi tuyên truyền, phổ biến về trật tự, an toàn giao thông.

Phối hợp với ngành giáo dục hướng dẫn tổ chức cho các nhà trường, cha mẹ học sinh, học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên ký cam kết thi đua chấp hành pháp luật về giao thông. Vận động các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tặng mũ bảo hiểm đạt chuẩn cho học sinh.

Chỉ đạo Công an cấp quận, huyện, thị xã chủ trì, phối hợp với các trường trung học phổ thông; Công an cấp xã, phường, thị trấn chủ trì, phối hợp với các trường trung học cơ sở, tiểu học trên địa bàn kiểm tra việc sử dụng phương tiện tham gia giao thông của học sinh, nhất là tại các bãi để xe trong trường, khu vực cổng trường; phối hợp nhà trường làm việc với phụ huynh và học sinh vi phạm để nhắc nhở, yêu cầu tăng cường quản lý, giáo dục không để học sinh vi phạm và tái phạm; rà soát các trường hợp thanh, thiếu niên, học sinh có biểu hiện đua xe, tụ tập gây rối trật tự công cộng đưa vào diện quản lý, giáo dục tại địa bàn cơ sở.

Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện và xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông, nhất là những vi phạm có nguy cơ gây tai nạn cho học sinh; đối với những trường hợp học sinh vi phạm, gửi thông báo về cho nhà trường để có hình thức xử lý và biện pháp giáo dục phù hợp; xử lý nghiêm các trường hợp phụ huynh đưa đón con em vi phạm trật tự, an toàn giao thông tại các tuyến gần khu vực trường học; kiên quyết không cho các phương tiện không bảo đảm an toàn dùng để vận chuyển, đưa đón học sinh.

Từng quận, huyện, thị xã căn cứ tình hình thực tiễn, hằng năm phải có kế hoạch cụ thể để kiểm soát chuyên đề này, có trách nhiệm tập huấn cho lái xe và người quản lý học sinh nắm vững, thực hiện đúng quy trình an toàn.

Đối với các tai nạn giao thông liên quan đến học sinh phải khẩn trương điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật; củng cố hồ sơ xử lý các hành vi giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện gây tai nạn; xác định cụ thể các nguyên nhân gây tai nạn và kiến nghị giải pháp phòng ngừa. - Thường xuyên rà soát không gian mạng, phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm liên quan đến cổ xúy cho vi phạm, đua xe, lạng lách, đánh võng và những hành vi khác ảnh hưởng tiêu cực đến thanh, thiếu niên.

Thống kê số liệu vi phạm hành chính, số liệu tai nạn giao thông liên quan đến học sinh. Đồng thời, đánh giá và xác định nguyên nhân, hậu quả để từ đó có giải pháp tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn Thành phố. - Đầu tư phương tiện, hình thức quản lý, tăng cường đưa đón giáo viên, học sinh bằng các phương tiện của nhà trường, khuyến khích giáo viên, học sinh sử dụng phương tiện công cộng nhằm giảm phương tiện cá nhân góp phần giảm tình trạng ùn tắc tại các khu vực xung quanh trường học.

Ngoài ra, Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo rà soát lại các chương trình, nội dung, hình thức giáo dục, giảng dạy về trật tự, an toàn giao thông cho học sinh trong các cấp học, các nhà trường để bổ sung, hoàn thiện, bảo đảm tương xứng với tính chất quan trọng của việc xây dựng văn hoá giao thông cho thế hệ tương lai của đất nước.

Chủ trì, phối hợp với Công an TP triển khai bộ quy tắc văn hóa giao thông văn minh (văn hóa chấp hành pháp luật về an toàn giao thông; văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông, ứng xử khi chứng kiến tai nạn, va chạm giao thông; ứng xử khi tham gia xe buýt, xe khách và các loại hình phương tiện giao thông khác; ứng xử khi bị tai nạn, va chạm giao thông, ùn tắc giao thông...) do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Công an xây dựng và ban hành.

Yêu cầu 100% các đơn vị, trường học thực hiện nghiêm, kết hợp tuyên truyền, giám sát xây dựng thói quen, văn hóa giao thông văn minh, bền vững cho thế hệ trẻ. Từ đó lan tỏa, tác động trở lại đối với người thân trong gia đình và cộng đồng xã hội. Tổ chức ký cam kết thực hiện các quy định về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông với các hình thức phù hợp; kiểm điểm, kỷ luật đối với các đơn vị, cá nhân vi phạm.

Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện, thị xã, các nhà trường hằng năm phải hoàn thành các chỉ tiêu: 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên 4 và học sinh trong các trường học được tham gia các hoạt động giáo dục pháp luật về an toàn giao thông; 100% các trường học xây dựng nội dung giáo dục an toàn giao thông lồng ghép vào các môn học trong chương trình chính khóa.

100% các đơn vị, trường học tổ chức cho học sinh, cha mẹ học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên ký cam kết chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về an toàn giao thông; học sinh đi xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện, xe gắn máy đến trường phải đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn để giảm thiểu chấn thương nếu không may xảy ra tai nạn giao thông; học sinh đi xe đến trường phải đăng ký phương tiện, chủng loại với nhà trường để nhà trường phối hợp Công an địa phương kiểm tra, quản lý.

Phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức đoàn, hội, đội trong việc giữ gìn trật tự, an toàn giao thông, thực hiện Cuộc vận động "Học sinh với văn hóa giao thông", "Trường học an toàn, thân thiện, chấp hành tốt luật giao thông"; xây dựng và nhân rộng mô hình "Cổng trường an toàn giao thông", "Đội thanh niên tình nguyện", "Đội cờ đỏ", "Xếp hàng đón con" tại khu vực cổng trường trong các giờ cao điểm, tạo thói quen chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông tại cổng trường cho học sinh.

Thủ đô Hà Nội mưa to đến rất to, gió giật cấp 9-11
Thủ đô Hà Nội mưa to đến rất to, gió giật cấp 9-11
(Ngày Nay) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sáng 7/9, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 tại đảo Bạch Long Vĩ có gió mạnh cấp 11, giật cấp 13; đảo Cô Tô có gió mạnh cấp 6, giật cấp 10; khu vực Móng Cái (Quảng Ninh) gió mạnh cấp 6, giật cấp 8; Cửa Ông (Quảng Ninh) cấp 7, giật cấp 8.
Công ty Cổ phần VNG phát đi thông báo liên quan đến thông tin lực lượng công an đến trụ sở ngày 6/9.
VNG bổ nhiệm Quyền Tổng Giám đốc giữa “giông bão”
(Ngày Nay) - Đêm qua (6/9/2024), Công ty Cổ phần VNG phát đi thông báo liên quan thông tin lực lượng công an đến trụ sở vào sáng cùng ngày. Sự kiện xảy ra chỉ vài ngày trước sinh nhật lần thứ 20 của doanh nghiệp này.
Bùng phát dịch bệnh lưỡi xanh ở Na Uy
Bùng phát dịch bệnh lưỡi xanh ở Na Uy
(Ngày Nay) - Tổ chức Thú y Thế giới (WOAH) ngày 6/9 thông báo, Na Uy vừa ghi nhận một ổ dịch bệnh lưỡi xanh tại một trang trại chăn nuôi cừu ở miền Nam nước này.
Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ giảm trong tháng 8
Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ giảm trong tháng 8
(Ngày Nay) - Theo báo cáo được Bộ Lao động Mỹ công bố ngày 6/9, tăng trưởng việc làm của nước này trong tháng 8/2024 thấp hơn kỳ vọng, song tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức 4,2% cho thấy thị trường lao động đang chậm lại một cách ổn định, làm gia tăng khả năng sẽ không có một đợt cắt giảm lãi suất lớn trong cuộc họp tới đây của Cục Dự trữ liên bang (Fed) .
Tám tháng đầu năm 2024, khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 11,4 triệu lượt người, tăng 45,8% so với cùng kỳ năm trước.
Hơn 1,4 triệu khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 8
(Ngày Nay) - Trong tháng 8/2024, khách quốc tế đến Việt Nam đạt 1,43 triệu lượt người, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 8 tháng năm 2024, khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 11,4 triệu lượt người, tăng 45,8% so với cùng kỳ năm trước và tăng 1% so với cùng kỳ năm 2019 - năm chưa xảy ra dịch COVID-19.
Biệt thự tại số 49 phố Trần Hưng Đạo - 46 phố Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) trong dự án "Hồi sinh một di sản kiến trúc Pháp". Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN.
Xây dựng cơ chế khai thác hiệu quả biệt thự công tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Những năm gần đây, việc quản lý, sử dụng các biệt thự công được xây dựng từ trước năm 1954 trên địa bàn Hà Nội mặc dù được quan tâm nhưng chất lượng nhiều biệt thự đã xuống cấp, không có đủ kinh phí để bảo trì, cải tạo, sửa chữa.