Hai “sự thật” của cô hiệu trưởng về vụ xe đâm học sinh gãy chân

Trong thư, cô "khẩn thiết đề nghị cơ quan chức năng điều tra làm rõ sự thật, bảo vệ lẽ phải cho các thầy cô giáo". Cô cũng đề nghị báo chí "lắng nghe tiếng kêu cứu và lời trần tình sự thật của các cô giáo (mà thực tế là của cô)".
Trường THCS Nam Trung Yên
Trường THCS Nam Trung Yên

Người ta hoàn toàn có thể đặt câu hỏi với sự thật mà cô hiệu trưởng đưa ra. 

Ngày 13/2, sau khi báo chí đăng tải câu chuyện của ông Trần Quốc Tuấn, người lái chiếc xe taxi gây ra tai nạn đối với cháu Trần Chí Kiên, học sinh lớp 2A4, tại Trường TH Nam Trung Yên, cô hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc đã gửi tới báo chí bức thư kêu cứu.

Trong thư, cô "khẩn thiết đề nghị cơ quan chức năng điều tra làm rõ sự thật, bảo vệ lẽ phải cho các thầy cô giáo". Cô cũng đề nghị báo chí "lắng nghe tiếng kêu cứu và lời trần tình sự thật của các cô giáo (mà thực tế là của cô)".

Sự thật mà cô Ngọc muốn "trần tình" với các cơ quan truyền thông chính là: Cô không ngồi trên chiếc xe ô tô gây ra tai nạn cho học sinh Trần Chí Kiên; cô cũng không nhìn thấy chiếc ô tô nào đâm học sinh.

Vì vậy, cô Ngọc cho rằng, lời kể từ vợ của lái xe Trần Quốc Tuấn mà báo chí đăng tải là "không đúng sự thật" (Lời kể cho hay: Ông Tuấn lái xe chở cô Ngọc và cô Hương - hiệu phó - đi vào trường thì va phải cháu Kiên. Ông Tuấn đã mở cửa cho cô Hương xuống đỡ học sinh còn cô Ngọc thì đi thẳng vào trong).

Theo diễn giải của cô hiệu trưởng, sự thật ở đây là sau taxi đi thẳng vào trường, hai cô đã xuống xe và đi vào bên trong, ông Tuấn lùi xe thì va chạm phải cháu Kiên. Khi đó, hai cô không hề biết có sự va chạm này.

Vụ tai nạn ngày 1/12/2016 tại Trường TH Nam Trung Yên đã diễn ra như lời kể của vợ lái xe Trần Quốc Tuấn hay như lời trần tình của cô Ngọc? Sự thật tới nay vẫn đang đợi cơ quan chức năng điều tra làm rõ và sẽ sớm có kết quả.

Tuy nhiên cô Ngọc có lẽ đã đãng trí khi quên mất rằng, trước khi gửi bức thư trần tình sự thật, cô cũng đã cung cấp cho báo chí một sự thật khác.

Ngày 20/12/2016, sau khi nhận được thư phản ánh của phụ huynh, chúng tôi tìm đến trường. Trong suốt gần 1 giờ đồng hồ làm việc, cô hiệu trưởng diễn giải bằng những câu chuyện về tuổi già, về sự thể "tình ngay, lý gian".

Khi đó, cô Ngọc khẳng định: Trường có quy định không cho bất cứ xe nào ra vào trường trong giờ học; vào buổi sáng xảy ra sự việc không có bất cứ chiếc xe nào ra vào. Và do đó, việc phụ huynh phản ánh chuyện cháu Kiên bị ô tô đâm là không thể.

Cô cũng cho nhóm phóng viên xem tập phiếu khảo sát ý kiến của toàn bộ học sinh  cán bộ giáo viên. Trong tập phiếu này, tổ bảo vệ trực buổi sáng ngày 1/12/2016 khẳng định, ngày hôm đó không có bất cứ chiếc xe nào ra vào trường.

Cô Ngọc cũng quên mình đã  rất rành rõ chỉ cho các phóng viên những ý kiến mà cô khảo sát từ các học sinh về vụ việc để khẳng định rằng cháu Kiên đùa nghịch rồi chạy ngã trong giờ ra chơi chứ không có bất kỳ chiếc xe nào va phải, cùng với nhận xét: "Học sinh trong toàn trường thì không thể giấu được".

Cho đến tháng 2/2017.

Trong bức thư trần tình gửi ngày 13/2, cô Ngọc giải thích đã "vô tình không để ý đến chi tiết cô Ngọc và cô Hương có đi taxi vào trường".

Thế nhưng, điều gì đã khiến chiếc xe taxi chở các cô trở nên vô hình trong mắt tổ bảo vệ? Và điều gì đã khiến vụ va chạm của chiếc xe taxi vào cháu Kiên ngay giữa sân trường đã trở thành việc học sinh chạy rồi tự ngã?

Trong bức thư trần tình ngày 13/2, cô Ngọc cho hay mình làm khảo sát ý kiến học sinh và cán bộ giáo viên là theo yêu cầu của phụ huynh.

Còn trong buổi làm việc cuối năm 2016, cô nói mình thực hiện cuộc khảo sát đó theo ý kiến "tham mưu" của cô hiệu phó với mục đích khẳng định không có chiếc xe nào vào trường và không hề có vụ tai nạn như học sinh phản ánh.

"Theo lẽ thông thường, bất kỳ ai nhìn thấy tai nạn cũng phải giúp đỡ và bảo vệ em bé (nhất là khi sự việc xảy ra trong trường của mình và với học sinh của mình) chứ không dại gì bảo vệ người lái taxi" - cô Ngọc giãi bày như vậy trong bức thư trần tình mới nhất. Cho tới hiện tại, chúng tôi cũng đồng cảm với điều này.

Tuy nhiên, người ta hoàn toàn có thể đặt câu hỏi về sự thật khác nhau mà cô đưa ra.

Theo VietNamNet

Bình luận
Chùm ảnh: Các màn trình diễn bùng nổ của Anh trai "Say Hi" tại đêm trại FPTU Camp lần thứ 5
Chùm ảnh: Các màn trình diễn bùng nổ của Anh trai "Say Hi" tại đêm trại FPTU Camp lần thứ 5
(Ngày Nay) - Chiều ngày 30/3/2025, từ 4 giờ chiều, đêm trại FPTU Camp #5 tại Trường Đại học FPT Hà Nội chính thức khởi động, mang đến những màn trình diễn đầy lửa làm bùng nổ không gian. Phỏng vấn nhanh các bạn sinh viên, được biết từ 9 giờ sáng, đã có hàng ngàn học sinh, sinh viên trên địa bàn Hà Nội có mặt, háo hức tham quan các gian trại và tìm kiếm vị trí gần sân khấu nhất có thể để chiêm ngưỡng thần tượng của mình. 
Em Xinh “Say Hi”: Hành trình tìm kiếm thế hệ nữ idol “Real Aura”
Em Xinh “Say Hi”: Hành trình tìm kiếm thế hệ nữ idol “Real Aura”
(Ngày Nay) - Sau thành công vang dội của Anh Trai “Say Hi”, VieON - Vie Channel, thuộc DatVietVAC Group Holdings với 30 năm sáng tạo, tiếp tục hành trình khai phá tài năng trẻ qua Em Xinh “Say Hi” - chương trình âm nhạc thực tế tìm kiếm thế hệ nữ idol mới của VPOP. Đây là những cô gái sở hữu Real Aura - khí chất tỏa sáng tự nhiên, cháy hết mình trong âm nhạc, không ngừng vượt qua giới hạn và biến hóa trong nghệ thuật, nhưng vẫn giữ vững giá trị cốt lõi của người con gái Việt. 
Học sinh lớp 12 "chạy đua" với kỳ thi đánh giá năng lực
Học sinh lớp 12 "chạy đua" với kỳ thi đánh giá năng lực
(Ngày Nay) - Thời điểm này cùng với ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông, nhiều sĩ tử lớp 12 ở Nghệ An đang nỗ lực ôn tập để chuẩn bị cho các kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy. Tuy nhiên, để giành được một suất dự thi kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy đối với các em cũng không hề dễ dàng.
Từ di sản đến thị trường: Bước chuyển mình của âm nhạc Caribe
Từ di sản đến thị trường: Bước chuyển mình của âm nhạc Caribe
(Ngày Nay) - Caribe nổi tiếng với di sản âm nhạc giàu bản sắc và sôi động. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một khoảng cách lớn giữa việc tôn vinh di sản này và khả năng thương mại hóa hiệu quả trong ngành công nghiệp âm nhạc toàn cầu. Nhận ra sự thiếu kết nối này, ông Farley Joseph – với 15 năm kinh nghiệm trong giáo dục âm nhạc – đã khởi xướng một sứ mệnh nhằm thu hẹp khoảng cách đó.
Khám phá di sản văn hóa Sasak 600 năm tuổi ở đảo Lombok
Khám phá di sản văn hóa Sasak 600 năm tuổi ở đảo Lombok
(Ngày Nay) - Nép mình giữa những ngọn đồi xanh mướt trên hòn đảo Lombok xinh đẹp và kỳ bí của đất nước vạn đảo Indonesia, ngôi làng Karang Bayan ở Lingsar, Tây Lombok, tỉnh Tây Nusa Tenggara, vẫn giữ được vẻ tĩnh lặng qua hàng thế kỷ.
Tác động tích cực của việc học bán trú tại Síp
Tác động tích cực của việc học bán trú tại Síp
(Ngày Nay) - Kết quả đánh giá về sáng kiến trường học cả ngày (bán trú) tại cấp trung học cơ sở đa văn hóa ở Síp cho thấy rằng việc kéo dài thời gian học với các hoạt động được thiết kế phù hợp không chỉ cải thiện thành tích học tập mà còn nâng cao phúc lợi của học sinh.
Động đất có độ lớn 7,3 tại Tonga, cảnh báo nguy cơ sóng thần
Động đất có độ lớn 7,3 tại Tonga, cảnh báo nguy cơ sóng thần
(Ngày Nay) -  Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS), vào lúc 12h 18 phút theo giờ GMT (tức 19h 18 phút theo giờ Việt Nam) ngày 30/3, một trận động đất có độ lớn 7,3 đã xảy ra tại vị trí cách đảo chính của Tonga khoảng 100km về phía Đông Bắc. Chấn tiêu của trận động đất ở độ sâu 55km.