Họa sĩ của làng quê Đào Thế Am

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Từ đề tài cho đến chất liệu, họa sĩ Đào Thế Am (hiện ở thôn 3, xã Liên Hòa, thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh) luôn thể hiện đậm chất làng quê trong mỗi bức tranh của mình.

Họa sĩ Đào Thế Am sinh năm 1975. Anh bắt đầu sáng tác hội họa chuyện nghiệp từ năm 1997, khi vừa bước vào nghề giáo. Không chỉ là một thầy giáo yêu nghề, Đào Thế Am còn là họa sĩ say mê sáng tác, có nhiều tìm tòi, đổi mới trong nghệ thuật.

Anh sáng tác ở nhiều chủ đề: Làng quê nông thôn, phong cảnh, con người và cuộc sống của đồng bào miền núi... Tranh của Đào Thế Am thể hiện trên chất liệu sơn dầu, lụa. Những tác phẩm này đã giúp anh gặt hái được nhiều thành công với những giải thưởng có giá trị. Năm 2000, tác phẩm “Làng muối” chất liệu bột màu của Đào Thế Am vinh dự nhận giải của Quỹ hỗ trợ Văn hoá Hà Lan - Việt Nam tại Triển lãm Mỹ thuật sinh viên toàn quốc. Tiếp đến là bức “Bác Hồ với các cháu thiếu niên nhi đồng” chất liệu lụa giành giải khuyến khích Giải Văn nghệ Hạ Long lần thứ VII (2006-2010). Năm 2009, bức “Hành quân” chất liệu tổng hợp của Đào Thế Am được chọn tham gia Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc với chủ đề sáng tác về lực lượng vũ trang nhân dân. Năm 2013, Đào Thế Am nhận giải khuyến khích mỹ thuật nhân kỷ niệm 50 năm thành lập tỉnh Quảng Ninh với bức “Bác Hồ thăm đảo Tuần Châu” chất liệu lụa. Đào Thế Am còn có những tác phẩm được người yêu hội hoạ trong và ngoài nước chọn mua và sưu tầm…

Họa sĩ của làng quê Đào Thế Am ảnh 1

Các em học sinh tham gia lớp học của thầy Am được tiếp xúc với nhiều hình ảnh, màu sắc đa dạng, phong phú.

Với mỗi đề tài, anh đều ghi được dấu ấn riêng của mình, nhưng người ta nhớ nhất ở Đào Thế Am là những bức vẽ về nông thôn bình dị, hồn nhiên…, như tác phẩm: “Cao nguyên đá” hay “Bản Lác”. Bên cạnh đó, anh còn có nhiều tác phẩm tiêu biểu về đề tài nông thôn miền núi như: “Đi học”, “Múa khèn”, “Bản Lác mùa xuân về”, “Trên cao nguyên đá”... Có thể nói rằng, dù sáng tác ở mảng đề tài nào, trên chất liệu nào, Đào Thế Am cũng tạo được những nét riêng, gợi được những ý tứ, tình cảm riêng cho người thưởng thức.

Mỗi dịp hè, anh còn đứng lớp dạy hội họa cho nhiều học sinh trong vùng. Mùa hè năm ngoái, anh mở lớp năng khiếu hội họa tại nhà văn hóa thôn 6, xã Liên Hòa, dạy cho 40 học sinh. Tham gia lớp học hội họa của thầy Am, các em được tiếp xúc với nhiều hình ảnh, màu sắc đa dạng, phong phú; được bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ, ước mơ..., tạo nền tảng cho quá trình hình thành tư duy sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú, đa dạng, nhiều chiều về cuộc sống xung quanh, về ước mơ của bản thân. Họa sĩ đã khơi gợi tình yêu hội họa, yêu thiên nhiên làng quê trong giới trẻ. Công việc của một thầy giáo cũng đã giúp anh có sự gắn bó và am hiểu đời sống của các em thiếu nhi để đưa vào sáng tác hội họa.

Về chất liệu thể hiện, gần đây, nhiều người đã biết đến tranh gạo của anh. Đào Thế Am sáng tác tranh gạo ở mọi chủ đề, từ những bức tranh phong cảnh, tranh chữ hay chân dung. Họa sĩ, thầy giáo Đào Thế Am cho biết: “Tôi đến với tranh gạo cũng hết sức tình cờ. Ý tưởng này lướt qua đầu tôi khi tôi rang gạo, giã thính làm nem chạo thì thấy gạo rang chuyển nhiều sắc, độ màu đẹp mắt khiến tôi hình dung tới việc “vẽ” một bức tranh bằng loại nguyên liệu này”.

Với ý tưởng và nguồn nguyên liệu sẵn có, họa sĩ Đào Thế Am thử dính những hạt gạo rang lại, quét sơn bóng chống mốc để thành những bức tranh gạo độc đáo. Tác phẩm tranh gạo đầu tay của anh ra đời vào năm 2002. Từ đó, hoạ sĩ liên tục thử nghiệm rang gạo để tạo ra từ 10-12 màu sắc khác nhau. Những hạt gạo của đồng quê, qua tay Đào Thế Am liền biến thành dòng sông uốn khúc, mềm mại như sóng nước dưới mái chèo, thành con đò, nếp nhà, cây đa, bến nước.

Ngoài tranh gạo, Đào Thế Am còn thử nghiệm làm tranh gáo dừa. Họa sĩ Đào Thế Am chia sẻ: “Trong một lần làm gáo dừa, tôi vô tình phát hiện nếu bóc hết sơ, dùng máy mài kỹ phần gáo, sau đó bóc lớp áo phấn ra thì gáo dừa rất nhẵn, đẹp. Gáo dừa lại có nhiều lớp với các sắc độ thay đổi khác nhau, nếu biết dùng chúng sẽ là nguyên liệu tuyệt vời để “vẽ” tranh. Vậy là anh chọn gáo dừa, cạo, mài để tạo thành tác phẩm hội họa. Dù là gạo hay gáo dừa làm chất liệu thì họa sĩ đều phải khéo sắp đặt các yếu tố cạnh nhau đảm bảo màu sắc, bố cục, độ khít, hài hoà, tạo ra sự uyển chuyển và thể hiện ý đồ nghệ thuật”.

Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.