Họa sĩ Trần Nhật Thăng nói về ‘Miền Không’, sự nhạy cảm của trẻ con và gia tài người bố

Họa sĩ Trần Nhật Thăng nói về ‘Miền Không’, sự nhạy cảm của trẻ con và gia tài người bố

Tôi nhận được cuộc gọi của họa sĩ Trần Nhật Thăng từ thành phố Hồ Chí Minh chỉ hai ngày trước cuộc triển lãm lần thứ 13 của anh. Cuộc gọi vội vã và ngắn ngủi giữa hai đầu đất nước, ngay sau một màn gặp gỡ những nhà phê bình nghệ thuật và ngay trước một đĩa cơm rang dưa bò.

___________________

Dù đã nắm được thông tin về sự trở lại của Trần Nhật Thăng với triển lãm “Miền Không” trước nhiều ngày, nhưng mãi vào những ngày chuẩn bị cuối cùng tôi mới có thể kết nối được với anh. Trước đó, anh chỉ bảo: “Để anh tự gọi lại cho chủ động nhé,” anh còn quá nhiều thứ phải sắp xếp cho cuộc triển lãm ở một thành phố rất xa, còn tôi thì cứ thế chờ một hồi chuông điện thoại. Tôi thậm chí còn cẩn thận hỏi trước, anh có cần em gửi các câu hỏi sang không, thì anh phẩy tay cười: “Ôi cần gì, yên tâm, anh trả lời phỏng vấn chuyên nghiệp lắm.”

Mà anh nói chuyên nghiệp thật, vừa phóng khoáng hài hước, lại đầy suy tư, vừa đầy chất nghệ lại vô cùng dung dị, đời thường. Có cảm giác, nội chỉ nói chuyện với Trần Nhật Thăng thôi cũng đủ để đưa ta đi qua một miền đất đầy gió cát và sắc màu.

Họa sĩ Trần Nhật Thăng nói về ‘Miền Không’, sự nhạy cảm của trẻ con và gia tài người bố ảnh 1

Việc Trần Nhật Thăng đem cả gia đình rời Hà Nội và lui về “ở ẩn” tại miền quê, có lẽ cả “làng tranh” ai cũng biết. Và sau rồi thì công chúng cũng biết, bởi lẽ dù “trốn vào hang ổ”, anh vẫn đều đặn vẽ trong suốt hai năm, và gửi tranh về làm đấu giá thiện nguyện. Sự kiện gây tiếng vang nhất phải kể đến bức tranh được đấu giá đến 720 triệu gây quỹ cho Be Strong Vietnam.

Theo lời họa sĩ, Xưởng Vẽ Lưng đèo và homestay trên Vân Hồ (Mộc Châu) như những lô cốt trú ngụ để giữ cho gia đình anh một “tâm thế bình an trong đại dịch”. Trong thời gian đó, anh đã cho ra đời khoảng 150 bức tranh, bao gồm cả tranh đơn lẫn tranh ghép.

Để bóc tách ý nghĩa của cái tên, thì “Miền” chính là một sự nối tiếp, là sợi chỉ xuyên suốt và kết nối với những cuộc triển lãm anh từng làm trước đây như “Miền Xa lắm”, “Miền Hoang hoải”, “Miền Xanh”…

Họa sĩ Trần Nhật Thăng nói về ‘Miền Không’, sự nhạy cảm của trẻ con và gia tài người bố ảnh 2

Còn “Không” chính là từ cụm “Sắc Sắc Không Không”, một quan niệm của Phật giáo, ý chỉ con người sống trên đời hay vì chạy theo những hình sắc tạm bợ phơi bày trước nhục nhãn (Sắc), mà quên rằng vạn vật đều do nhân duyên gá lại mà thành. Đến khi duyên cạn, lại trở về hư vô (Không). “Không” mang ý niệm buông bỏ, vô cầu, không tham sân si, vô vi, bình yên mà sống. Đây cũng là một khái niệm vô cùng rộng lớn mà một đôi câu không thể tỏ tường.

“Miền” và “Không” đã cộng hưởng để trở thành một khái niệm còn lớn hơn tất thảy. Cái tên biểu thị người họa sĩ đang thả lỏng tư duy, buông tâm thức của mình đến một nơi rộng lớn hơn, tâm hướng Phật, sửa mình để cung cách, tư tưởng, và mọi nghĩ suy đều theo lời Phật dạy.

Họa sĩ Trần Nhật Thăng nói về ‘Miền Không’, sự nhạy cảm của trẻ con và gia tài người bố ảnh 3

Tôi hỏi, đây có phải điều mà anh đã đúc kết ra sau hai năm “ẩn dật” của mình không, thì anh bật cười: “Những điều này có mà đúc kết cả đời, một, hai năm làm sao mà đủ. Tiệm ngộ là cả một quá trình.” (Tiệm ngộ là một từ Phật giáo, có nghĩa là ngộ từ từ, mỗi ngày một chút). Có thể nói, tranh của Trần Nhật Thăng gần với đạo, song hành với đạo, biểu hiện cho đạo. Hội họa, và đặc biệt là 30 năm theo đuổi dòng trừu tượng, chính là một nhân duyên để đưa anh ngộ ra những điều trân quý.

“Trừu tượng chính là ngôn ngữ biểu hiện phù hợp nhất đối với bản thân anh,” họa sĩ khẳng định.

Họa sĩ Trần Nhật Thăng nói về ‘Miền Không’, sự nhạy cảm của trẻ con và gia tài người bố ảnh 4
Họa sĩ Trần Nhật Thăng nói về ‘Miền Không’, sự nhạy cảm của trẻ con và gia tài người bố ảnh 5

Đầu tiên, nói một chút về lịch sử phát triển của dòng tranh này. Tranh nghệ thuật trừu tượng được biết đến từ đầu thế kỷ 20, và người đầu tiên phát minh ra dòng tranh này chính là Wassily Kandinsky (1866 -1944), một nghệ sĩ-nhà lý luận nghệ thuật người Nga. Theo ông, hội họa trừu tượng đòi hỏi những người nghệ sĩ phải có kỹ thuật và có sự nhạy bén, sáng tạo và hiểu biết về màu sắc.

Nhưng mặt khác, Wassily cũng nói: “…hãy thả đôi tai bạn trong âm nhạc, mở mắt bạn với hội họa, và… ngừng suy nghĩ! Chỉ cần hỏi bản thân rằng tác phẩm này có khiến bạn ‘đi vào’ một thế giới chưa từng biết đến hay không. Nếu câu trả lời là có, bạn còn muốn gì hơn?”

Dòng tranh có thể yêu cầu rất cao đối với người nghệ sĩ như Trần Nhật Thăng, nhưng không hề khắt khe đối với những người thưởng lãm.

Và Trần Nhật Thăng cũng chung nhận định: “Cảm được tranh của Trần Nhật Thăng có hai kiểu người: Người có học thức cao, và người nhạy cảm. Mà đối tượng nhạy cảm nhất? Chính là trẻ con.”

Anh cho biết, ở một số quốc gia phương Tây, người lớn và cả trẻ con có cơ hội được sống trong bầu không khí nghệ thuật nhiều hơn, khi được tham quan rất nhiều phòng tranh, bảo tàng hay sách ảnh nghệ thuật xuất hiện với tần suất tương đối dày. Việc lớn lên cùng nghệ thuật đặt một nền tảng tốt hơn cho khả năng thưởng thức nghệ thuật.

Họa sĩ Trần Nhật Thăng nói về ‘Miền Không’, sự nhạy cảm của trẻ con và gia tài người bố ảnh 6

Còn đặt cụ thể vào bối cảnh ở Việt Nam, thì đối tượng đầu tiên có thể “hiểu được ngay” những tác phẩm của anh là tầng lớp có học thức dày dặn, người trong nghề, người làm nghệ thuật…Và đối tượng thứ hai là người có sự nhạy cảm trong máu của mình, những người sẵn sàng xóa bỏ trong đầu những “ý niệm cũ rích muôn đời”, đập đi những cánh cửa, rào cản để bước chân vào một miền đất mới.

Họa sĩ Trần Nhật Thăng thẳng thắn: “Những câu hỏi ‘Tranh này vẽ cái gì?’ khá là ngô nghê. Tranh trừu tượng là vẽ cảm xúc, vẽ một cơn gió, vẽ một thế giới chưa từng biết đến. Tranh trừu tượng vẽ ‘trạng từ’ chứ không vẽ ‘danh từ’, vẽ niềm hoang hoải, vẽ sự cô đơn."

Họa sĩ Trần Nhật Thăng nói về ‘Miền Không’, sự nhạy cảm của trẻ con và gia tài người bố ảnh 7

Một đứa trẻ khi nhìn vào tranh trừu tượng có thể thích, có thể không, có thể thấy nóng, thấy lạnh, nhưng đứa trẻ đó không hỏi: “Bức tranh vẽ cái gì?” Việc lồng ghép nghệ thuật vào giáo dục để nuôi dưỡng tâm hồn và tầm nhận thức của trẻ, xét cho cùng, lại là một câu chuyện dài và lớn hơn rất nhiều.

Họa sĩ Trần Nhật Thăng nói về ‘Miền Không’, sự nhạy cảm của trẻ con và gia tài người bố ảnh 8

Riêng đối với những nghệ sĩ như Trần Nhật Thăng, anh góp phần vào bằng việc “giáo dục nghệ thuật” bằng cách liên tục tổ chức những cuộc triển lãm: “Trần Nhật Thăng đã làm những việc đó từ năm 1995 đến giờ, 30 năm với 13 triển lãm mà theo cá nhân anh đánh giá là có tầm ảnh hưởng. Cho đến giờ những câu hỏi như ‘Tranh này vẽ gì?’ từ công chúng và báo giới khi nhìn những bức trừu tượng đã ít đi nhiều. Thực tế, ngày càng có nhiều người biết tranh trừu tượng và ‘chơi’ tranh trừu tượng. Anh nghĩ đây là cả một sự tiến bộ đáng được ghi nhận.”

Trần Nhật Thăng hài hước: “Triển lãm ban đầu của anh có tên là ‘Lonely’, vì những năm 94-95 ấy ở mình, ngoài anh ra thì có ai vẽ trừu tượng nữa. Thời ấy có mà chết đói chết khát, bày tranh ra cũng có bán được đâu.”

Họa sĩ Trần Nhật Thăng nói về ‘Miền Không’, sự nhạy cảm của trẻ con và gia tài người bố ảnh 9

Ngày trước, khi nhắc đến họa sĩ Trần Nhật Thăng, người ta thường giới thiệu anh là con trai của đạo diễn Trần Văn Thủy với những tác phẩm kinh điển như “Hà Nội trong mắt ai” hay “Chuyện tử tế”. Những thước phim của ông lấy đi nhiều nước mắt và để lại sự đau đáu cho đám đông, cũng từng gây nhiều tranh cãi kiểm duyệt, để rồi sau gần 40 năm vẫn có thể giữ được nguyên tính thời sự và nhân văn của mình. Nhưng dần dần về sau, “Trần Nhật Thăng” đã trở thành một cá tính độc lập và riêng biệt trong giới nghệ thuật, người ta cũng dần bớt nhắc đến tên hai người với nhau.

Về bố mình, họa sĩ Nhật Thăng vẫn luôn nhận xét, ông là một người khắc kỷ, và dành phần lớn tâm tư cuộc đời cho sự nghiệp. “Tất nhiên, trong khả năng của mình, ông sẽ không để vợ con đói khát”, nhưng khi làm phim thì đạo diễn Trần Văn Thủy trở thành một con người quyết liệt, sẵn sàng đánh đổi rất nhiều, kể cả sự tự do của chính mình, cho sự tiến bộ của xã hội và lý tưởng của bản thân.

Họa sĩ Trần Nhật Thăng nói về ‘Miền Không’, sự nhạy cảm của trẻ con và gia tài người bố ảnh 10

Khi còn nhỏ, anh từng nghĩ rằng bố ít quan tâm đến mình. Rồi khi dần lớn lên, anh lại nghĩ thực ra bản thân cũng có rất nhiều nét tương đồng trong tính cách với bố, như “tính cương quyết, không sống hèn”. Giờ đây, người đàn ông của tuổi 50 hiện tại, khi đã bước qua nửa đời người lại cảm khái: “Lúc này, anh càng hiểu hơn nhiều về nghĩa vụ của một công dân và nghĩa vụ của một người đàn ông có thể lớn lao đến mức nào. Đối với người đàn ông, sự nghiệp quan trọng ra sao.”

“Đấy là cả một gia tài mà ông để lại,” họa sĩ giãi bày: “Bây giờ cứ gặp những người cùng thời với bố, họ đều nói về ông với những lời ngưỡng mộ: ‘Ngày xưa, tôi nhất định phải tìm xem lậu bộ phim đấy”, hay ‘Chưa có bộ phim tài liệu nào được như thế’. Cái bản lĩnh nghề nghiệp, dám nói ra những lời chính trực của ông là điều khiến anh rất hãnh diện lẫn tự hào.”

Khi được hỏi về sự “nhạy cảm tranh” của những cô con gái của mình, họa sĩ Nhật Thăng gật gù: “Mấy đứa nhỏ thì giờ tính như ‘trong nghề’ rồi. Từ lúc nằm nôi, rồi lớn lên cùng với tranh của bố, nhìn bố vẽ rồi ngắm tranh treo khắp nhà, các bạn ấy đều hiểu cả. Thậm chí, còn có thể nhận xét hay, dở, thừa, thiếu, chỗ này gượng chỗ kia không.”

Dù vậy, họa sĩ Trần Nhật Thăng không có ý định sẽ hướng những cô con gái theo bất cứ ngành nghề nào. Gia tài người bố anh để lại cho các con của mình luôn chỉ là nghệ thuật, là tự do, và là sự đồng hành.

Họa sĩ Trần Nhật Thăng nói về ‘Miền Không’, sự nhạy cảm của trẻ con và gia tài người bố ảnh 11
Họa sĩ Trần Nhật Thăng nói về ‘Miền Không’, sự nhạy cảm của trẻ con và gia tài người bố ảnh 12

Bài: Quỳnh Hoa

Thiết kế: Thúy Hà

TIN LIÊN QUAN
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.