Trưởng bộ phận Nghiên cứu và Phát triển Nguồn nhân lực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông Indonesia, Hary Budiarto ngày 5/2 cho biết theo dữ liệu của Google, Temasek và Bain & Company thì bốn lĩnh vực này có khả năng hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển kinh tế internet lớn nhất và nhanh nhất ở Đông Nam Á.
Nhìn thấy tiềm năng kỹ thuật số này, Indonesia đã tạo ra Lộ trình kỹ thuật số Indonesia 2021-2024 để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi kỹ thuật số theo chỉ thị của chính phủ,
Trong lĩnh vực công dân kỹ thuật số, nước này sẽ đào tạo các tài năng kỹ thuật số từ các khu vực khác nhau để có thể nắm bắt cơ hội tiếp cận công nghệ số.
Về phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng sẽ tiến hành xây dựng Vành đai Palapa kéo dài 12,229 km nối 57 quận trên khắp quốc gia. Năm 2022 tiến hành khởi động Indonesia Raya Satellite (SATRIA 1) với công suất 150 Gbps; dung lượng 300-Gbps. SATRIA 2 và SATRIA 3 với dung lượng 500 Gbps tiến hành vào năm 2023 nhằm truy cập internet nhanh (Wi-Fi) trong các dịch vụ công cộng.
Tiếp đến, Bộ Thông tin và Truyền thông Indonesia sẽ lắp đặt 7.904 Trạm thu phát cơ sở (BTS) tại các ngôi làng trong khu vực 3T (ngoài cùng, vùng sâu vùng xa và kém phát triển) thông qua Cơ quan tiếp cận thông tin và viễn thông (BAKTI).
Trong lĩnh vực chính phủ số, thời gian tới sẽ thúc đẩy xây dựng chính phủ điện tử với Phong trào hướng tới 100 Thành phố thông minh với sáu trụ cột phát triển làm nền tảng để thực hiện chương trình phát triển, bao gồm quản trị thông minh, cơ sở hạ tầng thông minh, nền kinh tế thông minh, cuộc sống thông minh, con người thông minh và môi trường thông minh. Trước mắt ưu tiên triển khai tại 50 thành phố, 10 điểm đến du lịch nổi tiếng và thủ đô mới.