IS phá hủy không thương tiếc các thành cổ ở Iraq

Phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã phá hủy không thương tiếc một loạt các thành cổ ở Iraq với mục đích xóa bỏ biểu tượng văn hóa chúng cho là "vi phạm luật Hồi giáo".
IS phá hủy không thương tiếc các thành cổ ở Iraq

Thành phố cổ Hatra hơn 2.300 năm tuổi bị xóa sổ

Saeed Mamuzini, một quan chức thuộc lực lượng người Kurd ở Mosul cho hay các phiến quân mang các đồ tạo tác cổ ra khỏi Hatra từ sớm ngày 5/3 và bắt đầu phá hủy thành phố cổ 2.000 năm tuổi này.

IS phá hủy không thương tiếc các thành cổ ở Iraq - anh 1

Thành phố cổ Hatra hơn 2.300 năm tuổi bị xóa sổ

Hatra cách thành phố Mosul hơn 100 km về phía tây nam, là thành phố phòng vệ lớn trong thời kỳ của Đế chế Parthia và cũng là thủ phủ của Vương quốc Arab đầu tiên. Hatra, di tích được UNESCO công nhận, từng trụ vững trước sự xâm lược của Đế chế La Mã cổ đại vào năm 116 và 198 trước Công nguyên nhờ những bức tường cao và dày được củng cố bằng các pháo đài vững chắc.

Các phiến quân cực đoan IS đang thực hiện chiến dịch xóa bỏ các di tích cổ mà chúng coi là "thúc đẩy tư tưởng sùng bái thần, vi phạm sự diễn giải cơ bản của luật Hồi giáo". IS tuần trước công bố một đoạn video cho thấy chúng đập vỡ các di tích ở bảo tàng Mosul. Hồi tháng một IS còn đốt hàng trăm cuốn sách ở thư viện thành phố này và của Đại học Mosul, gồm nhiều bản viết tay cổ quý hiếm.

Thành cổ Nimrud cũng bị phá hủy

Hôm 6/3, IS cũng đã đập phá các đồ tạo tác ở Nimrud, một thành phố cổ 3.000 năm tuổi ở Iraq, sau đó san phẳng thành phố. Một số nhà khảo cổ học cùng chuyên gia về di sản so sánh vụ việc với việc phiến quân Taliban phá hủy tượng Phật ở Bamiyan, Afghanistan, năm 2001.

IS phá hủy không thương tiếc các thành cổ ở Iraq - anh 2

Một bức tượng con bò có cánh tại một địa điểm khảo cổ ở Nimrud

Việc nhắm mục tiêu vào Nimrud diễn ra chỉ vài ngày sau khi các chiến binh thánh chiến cướp phá khắp bảo tàng viện Mosul, đập văng các pho tượng cổ khỏi các bệ tượng và dùng búa tạ và máy khoan đập nát chúng thành các mảnh vụn, tất cả trong khuôn khổ một chiến dịch định xóa bỏ các dấu vết của lịch sử tiền Hồi giáo hay phi Hồi giáo ở miền Bắc Iraq, đã từng là nơi sinh cư của các nhóm sắc tộc và các tôn giáo chuyên về nghệ thuật khảm. Một cổ vật đã bị phá hủy mô tả một con bò có cánh, một vị thần hộ mạng của người Assyria đã được làm gần 3000 năm trước.

Nhà khảo cổ Iraq và là chuyên gia về Nimrud, tiến sĩ Lamia al-Gailani nói với truyền thông: “Họ đang xóa bỏ lịch sử của chúng tôi”. Giám đốc cơ quan văn hóa của Liên Hiệp Quốc ở Iraq, ông Alex Plathe, đã lên án cuộc tấn công vào Nimrud là “một cuộc tấn công ghê rợn vào di sản của Iraq”.

Đến lượt thành phố cổ Dur Sharrukin

Ngày 8/3, phiến quân IS đã tàn phá Dur Sharrukin và cướp nhiều cổ vật giá trị. Thành phố này do quốc vương người Assyria, Sargon 2, thành lập năm 717 trước Công nguyên, sau đó trở thành thủ đô của Assyria cổ đại.

IS phá hủy không thương tiếc các thành cổ ở Iraq - anh 3

Phiến quân IS đập phá các di tích cổ ở Iraq

Chính phủ Iraq đang điều tra các báo cáo từ địa phương và đánh giá thiệt hại từ vụ cướp phá di sản. Đây là hành động phá hủy mới nhất của IS nhằm xóa sổ di tích và nền văn minh nhân loại.

Bộ trưởng Du lịch và Cổ vật Iraq, Adel Shirshab, kêu gọi Mỹ và liên minh tăng cường chiến dịch tiêu diệt IS để bảo vệ di sản văn hóa của Iraq. “Tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế không kích vào bất cứ nơi nào mà khủng bố hiện diện”, ông Shirshab nói.

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon gọi các hành động phá hoại các di tích văn hóa là "tội phạm chiến tranh".

Irina Bokova, Tổng giám đốc UNESCO, nhấn mạnh: “Chúng tôi không thể im lặng mãi. Việc phá hủy các di sản văn hóa chính là tội ác chiến tranh. Tôi kêu gọi các lãnh đạo chính trị và tôn giáo trong khu vực hãy hành động. Tôi cũng muốn nhắc nhở mọi người rằng, không có lời biện minh nào thỏa đáng cho việc hủy diệt di sản nhân loại”.

Các phiến quân IS đang giữ quyền kiểm soát nhiều khu vực lãnh thổ của Iraq và Syria. Chúng cũng đang mở rộng hoạt động ở Libya, lợi dụng tình trạng bất ổn chính trị ở nước này. Quân đội Iraq và lực lượng người Kurd đang tích cực triển khai chiến dịch truy quét IS trên bộ, cùng với sự hỗ trợ trên không của Mỹ và nhiều nước đồng minh.

Xem thêm:

- Iraq điều không quân, pháo binh và 30.000 quân tổng tấn công Tikrit

- Iraq chiếm ưu thế lớn trên chiến trường Tikrit so với khủng bố IS

- Khủng bố IS bành trướng sang Libya nhằm chiêu mộ tân binh

- Iraq vấp phải sự đáp trả dữ dội của IS trong chiến dịch tái chiếm Tikrit

Ấn bản tiếng Trung của 2 cuốn sách “Vắt qua những ngàn mây” và “Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời”
Ra mắt hai cuốn sách văn hóa Việt Nam tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Từ TP.Nam Ninh, Trung Quốc, dịch giả Nguyễn Lệ Chi, cho biết vào chiều ngày 16/11 vừa qua, Công ty Chibooks đã phối hợp với NXB Khoa học Kỹ thuật Quảng Tây tổ chức ra mắt ấn bản tiếng Trung cho hai cuốn sách về văn hóa Việt.
Buổi thực hành của lớp cồng chiêng và múa xoang bên mô hình nhà Rông đặc trưng ngay tại sân trường THCS Tân Thượng.
Bảo tồn văn hóa K’Ho ở mái trường vùng sâu cao nguyên Di Linh
(Ngày Nay) - Để bản sắc dân tộc K’Ho không bị mai một, thầy và trò Trường Trung học Cơ sở Tân Thượng (xã Tân Thượng, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã cùng nhau triển khai mô hình bảo tồn văn hóa ngay tại mái trường thân yêu. Hoạt động ý nghĩa này đã góp phần giữ gìn văn hóa đặc trưng của người dân tộc K’Ho ở cao nguyên Di Linh nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung.
Ảnh minh hoạ.
Việt Nam tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng
(Ngày Nay) - Theo Bộ Y tế, kháng thuốc là một mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng. Việc phòng, chống kháng thuốc đòi hỏi sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.
Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau
(Ngày Nay) - Tiếp theo chương trình công tác tại Cà Mau, chiều 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025.
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
(Ngày Nay) - Nghe Pháp là từ thường gặp trong kinh. Đa văn là nghe Pháp nhiều, một trong những hạnh lành. Ngày nay, nghe Pháp không chỉ nghe giảng mà còn là đọc, tụng, nghiên cứu, thảo luận, biên khảo giáo pháp.
Toàn cảnh Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Gìn giữ văn hóa bản địa qua trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình
(Ngày Nay) - Tối 17/11, tại Quảng trường Hòa Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức Chương trình Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 diễn ra từ ngày 15-23/11/2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình.
Đoàn kết xây dựng khu dân cư tự quản, văn minh, hạnh phúc
(Ngày Nay) - Tối 17/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng Đoàn công tác Trung ương đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình. Cùng tham dự có đại diện lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, tỉnh Ninh Bình và đông đảo cán bộ, nhân dân Tổ dân phố 4, phường Đông Thành.
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Tỉnh Hưng Yên đang triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển, mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với nhiều hoạt động hỗ trợ và các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, nhằm mang lại quyền lợi thiết thực cho người dân.