Kết thân với Nga, Trung Quốc muốn đạt mục đích gì?

Trung Quốc hiểu rằng nước Nga đã từng là một cường quốc và cũng đã giúp đỡ Trung Quốc rất nhiều. Đây có phải lý do Trung Quốc kết thân với Nga để có ngày... vượt mặt?
Kết thân với Nga, Trung Quốc muốn đạt mục đích gì?

Bản thân những người Trung Quốc, mặc dù vẫn còn ghi nhớ rằng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ Liên Xô, nhưng hiện giờ họ ít quan tâm tới Nga vì họ cho rằng mối quan hệ với Mỹ còn quan trọng hơn nhiều.

Lenta.ru đã tiến hành phỏng vấn ông Alexandr Gabuev - Giám đốc chương trình "Nước Nga với khu vực châu Á- Thái Bình Dương" của Trung tâm Carnegie Moscow.

Chúng tôi xin lược dịch lại cuộc trò chuyện này để bạn đọc có thể có cái nhìn từ một góc độ khác về mối quan hệ Nga - Trung.

PV "Lenta.ru": - Kể từ mùa xuân năm ngoái, khi quan hệ với phương Tây bắt đầu xấu đi nhanh chóng, Nga và Trung Quốc đã ký kết thỏa thuận về khí đốt, ngày càng có nhiều người nói rằng Nga và Trung Quốc lại một lần nữa trở thành anh em. Sự thực có phải như vậy không? Bởi mối quan hệ huynh đệ bao hàm ý nghĩa là hai bên sẵn sàng hy sinh vì nhau. Liệu Trung Quốc có dám vì chúng ta mà hạn chế bớt quyền lợi của mình trong một lĩnh vực nào đó không?

Kết thân với Nga, Trung Quốc muốn đạt mục đích gì? - anh 1

Nối liền đường ống dẫn dầu Nga - Trung

Gabuev Alexander: -Tôi nghĩ là không. Trung Quốc không sẵn sàng hy sinh lợi ích riêng của họ. Chúng ta phải hiểu rằng hệ thống chính trị của Trung Quốc cho dù có là chế độ một đảng đi chăng nữa, cho dù ông Tập Cận Bình có là nhà lãnh đạo tài ba đi chăng nữa thì trên thực tế, Đảng Cộng sản (Trung Quốc) cũng không thể kiểm soát được tất cả mọi vấn đề. Rõ ràng là không thể ép buộc các trùm kinh tế tư nhân đầu tư vào những lĩnh vực mà họ không quan tâm.

Hơn nữa, Đảng Cộng sản Trung Quốc không bao giờ hành động trái với các quy luật kinh tế. Theo quan điểm của riêng tôi, Trung Quốc sẽ không tán thành sự trừng phạt của Mỹ và phương Tây đối với Nga, nhưng họ cũng sẽ không thực hiện bất cứ việc gì với Nga. Chỉ cần giữ thái độ trung lập như vậy để khỏi làm hỏng mối quan hệ với Mỹ là được.

Mặt khác, tình hình do phía Nga mang lại sẽ mở ra những cơ hội mới cho Trung Quốc. Nhiều công ty Tây Âu đã rời khỏi thị trường Nga. Các nhà kinh tế có khả năng cạnh tranh của Trung Quốc có thể lấp vào chỗ trống đó. Nhưng tất nhiên họ sẽ chỉ đầu tư vào những nơi nào có lợi.

PV "Lenta.ru": - Vậy người dân trong nước Nga có hiểu được điều đó? Các chính trị gia của chúng ta có đặt ra cho mình nhiệm vụ tìm hiểu về động cơ và mục đích của Trung Quốc là gì?

Gabuev Alexander: - Điều này phụ thuộc vào việc chúng ta sẽ đề cập về đối tượng nào trong giới thượng lưu. Trong một thời gian dài, các chính trị gia của chúng ta- những người có nhiệm vụ xác định mối quan hệ giữa hai nước- luôn coi Trung Quốc là một quốc gia khó hiểu và hết sức tẻ nhạt.

Chúng ta cứ thử hình dung: Một quan chức có nhà riêng ở London, con cái thì đang theo học ở một trường có uy tín tại Anh quốc, ông ta đã quen với việc nghỉ phép hàng năm ở châu Âu và tiền nong cũng ký gửi ở ngân hàng châu Âu. Rõ ràng việc ông ta mong muốn được hội nhập mạnh mẽ hơn vào xã hội châu Âu, nơi mà ông ta cảm thấy gần gũi hơn về bản sắc văn hóa, cũng là điều dễ hiểu.

Còn Trung Quốc thì ông ta chỉ đến mỗi năm có một lần, để ký tá những giấy tờ văn bản gì đó, còn những người mà ông tiếp xúc ở đó (Trung Quốc) đối với ông hoàn toàn xa lạ, và đất nước của họ thì ít hấp dẫn. Thêm vào đó, người ta thường có tâm lý ngại Trung Quốc- Một quốc gia lớn mạnh, với số dân hùng hậu.

PV "Lenta.ru":- Đây là chúng ta đang nói về một quan chức. Nhưng rốt cuộc tất cả các vấn đề quan trọng ở nước Nga đều do một người quyết định. Người đó là Putin. Tổng thống Putin nghĩ gì về Trung Quốc?

Gabuev Alexander: -Tôi nghĩ rằng ông Putin hiểu rõ rằng chúng ta không có lựa chọn nào khác là phải cải thiện quan hệ với Bắc Kinh. Không thể bè bạn gì với phương Tây được rồi; Nhật Bản và Hàn Quốc cũng mong muốn hợp tác tích cực với chúng ta, nhưng phương Tây đang gây sức ép với họ; Ấn Độ và các quốc gia BRICS khác cũng chưa có gì là rõ ràng.

Như vậy là chỉ còn lại có Trung Quốc. Và ngoài ra còn có "yếu tố con người" trong đó nữa: Putin và Tập Cận Bình là những người đồng niên. Họ cũng có một chút giống nhau trong trong phong cách lãnh đạo. Ông Tập thậm chí còn hơi cố gắng để bắt chước nhà lãnh đạo Nga.

Kết thân với Nga, Trung Quốc muốn đạt mục đích gì? - anh 2

Vladimir Putin và Tập Cận Bình sau lễ ký kết các hiệp định song phương ở Thượng Hải năm 2014

Những ai đã từng chứng kiến cách giao tiếp của họ trong các cuộc đàm phán kín ở phạm vi hẹp đều nói rằng ở cả hai đều có sự thân thiện, biết gây ảnh hưởng cá nhân. Và nếu như nguyên thủ của chúng ta (Nga) đã kết thân với Trung Quốc thì đương nhiên bộ phận còn lại của tầng lớp quan chức cũng phải cố gắng để làm bạn với họ. Nhưng hoàn cảnh này đối với họ vẫn còn là một gánh nặng.

Hơn nữa, kim ngạch thương mại 2 chiều Nga-Trung Quốc chưa đến 100 tỷ đô la còn của Mỹ với Trung Quốc là hơn 600 tỷ đô la. Nếu chúng ta cân đối tỷ lệ các con số này với thời gian mà ông Tập Cận Bình tiếp Putin và Obama thì mọi việc hóa ra không đến nỗi quá tệ.

PV "Lenta.ru": -Có thể hiểu được tâm trạng của phần lớn giới thượng lưu Nga. Nhưng cũng có một số người thực sự quan tâm đến các vấn đề ở Trung Quốc, muốn thiết lập quan hệ với Trung Quốc không chỉ vì những mâu thuẫn với phương Tây?

Gabuev Alexander: -Những người như thế thời nào chả có. Ví dụ, Oleg Deripaska (Tỷ phú Nga, Tổng giám đốc Tổ hợp “RUSAL”, từng được mệnh danh là Vua nhôm. Năm 2008 được đánh giá là người Nga giàu có nhất và theo bình chọn năm 2012, đứng vị trí thứ 14 trong số các tỷ phú Nga- ND).

Ông ta có lẽ là người duy nhất trong số các trùm tài phiệt Nga tăng cường việc thẩm định, đánh giá về Trung Quốc trong nhóm các công ty của mình (mặc dù về cơ bản đây không thể gọi là một việc nghiêm túc), ông ta học tiếng Trung Quốc, cố gắng tìm hiểu thêm về lịch sử và văn hóa Trung Hoa, ông gửi cổ phiếu của RUSAL vào sàn giao dịch chứng khoán của Hong Kong.

PV "Lenta.ru": - Người Trung Quốc quan niệm thế nào về Nga? Nước Nga mang lại cho họ những cảm xúc gì?

Gabuev Alexander: - Đối với giới trẻ thì nước Nga không có gì thú vị và hấp dẫn cho lắm. Tuy nhiên, họ có một thần tượng, đó là Vladimir Putin. Người Trung Quốc cho rằng ông đang đấu tranh chống lại tệ tham nhũng và các trùm tài phiệt. Họ đánh giá Putin là một người mạnh mẽ, nhưng điều này dường như chỉ liên quan đến những tầng lớp thường dân vốn có chung tư tưởng chống Mỹ cùng với ông.

Thêm vào đó, trước đây, người Trung Quốc, nhìn cái cách Putin cởi trần phi ngựa, thầm so sánh với các nhà lãnh đạo cao tuổi của họ và ước ao "Giá mà chúng ta cũng có một nhà lãnh đạo như thế!". Nhưng giờ đây không còn chuyện đó nữa, vì Tập Cận Bình cũng là người cùng tuổi với Putin và nói chung là ông ta rất được lòng dân.

Ngoài ra, ở Trung Quốc còn có một lớp người lớn tuổi mang trong mình những hoài niệm về tình hữu nghị Xô-Trung những ngày còn nồng ấm và họ cho rằng Matxcơva và Bắc Kinh cần phải đoàn kết để chống lại Mỹ và Nhật Bản.

Nói chung, người Trung Quốc hiểu rằng nước Nga đã từng là một cường quốc và cũng đã giúp đỡ Trung Quốc rất nhiều, nhưng ngày nay, do tham nhũng và quản lý yếu kém mà đất nước trở nên suy thoái, và tất cả những gì nước Nga có được hôm nay- chỉ là tài nguyên, lãnh thổ rộng lớn và vũ khí hạt nhân.

Có một người nào đó ở Trung Quốc từng nói về điều này với niềm vui sướng - "Hãy nhìn xem, chúng tôi là những học trò giờ đã vượt qua cả thầy", còn có người thì lại bày tỏ sự hối tiếc.

Theo Đất Việt

Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
(Ngày Nay) - Thành phố Hải Phòng đã có chủ trương cùng nhiều giải pháp, cơ chế, chính sách đặc thù, bố trí kinh phí, cơ sở, vật chất để bảo đảm điều kiện hoạt động cho đội ngũ trí thức. Hải Phòng xác định, đây là một trong những động lực quan trọng để phát triển đất nước và mỗi địa phương.
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
(Ngày Nay) - Tối 2/5, thông tin từ Bệnh viện Lê Văn Thịnh, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị này đang điều trị, theo dõi tình hình sức khoẻ của 15 học sinh tại 4 trường tiểu học trên địa bàn nhập viện với các triệu chứng ngộ độc thực phẩm.
Ảnh minh họa
Ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
(Ngày Nay) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Theo hướng dẫn, đoàn thanh tra, kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện thanh tra, kiểm tra việc ban hành văn bản, công tác chỉ đạo, tổ chức kỳ thi của Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng thi, Điểm thi và công tác tổ chức thanh tra, kiểm tra thi của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Ảnh minh họa
Bắc Bộ và Thanh Hóa cục bộ có mưa to đến rất to
(Ngày Nay) -  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ chiều tối 2/5 đến ngày 3/5, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 80mm.
Ảnh minh họa
Tuyển sinh đầu cấp: TP HCM ưu tiên phân bổ học sinh học ở gần nơi cư trú nhất
(Ngày Nay) -  Nhằm tạo thuận lợi trong công tác tuyển sinh đầu cấp, năm học này Thành phố Hồ Chí Minh sẽ ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý (bản đồ GIS) trên toàn địa bàn để phân bổ học sinh vào chỗ học gần nhà nhất. Đặc biệt, việc phân bổ chỗ học cho học sinh chủ yếu dựa vào một tiêu chí là "nơi ở hiện tại" thay vì dựa trên nhiều tiêu chí năm học trước.
Ảnh minh họa
Hành trình “Theo dấu chân Người” ý nghĩa trong tháng 5
(Ngày Nay) -  “Theo dấu chân Người” là chủ đề chuỗi hoạt động tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam trong tháng 5/2024, hướng tới kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2024); 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024); 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh, Ngày Truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959-19/5/2024).