Khả năng ‘miễn dịch siêu nhân’ nhờ tiêm vaccine sau khi mắc COVID-19

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -Sau khi mắc COVID-19 và tiếp tục tiêm hai liều vaccine, hệ miễn dịch của một số người hình thành khả năng khó tin trong phản ứng với virus SARS-CoV-2.

Theo tờ Dailymail, các nhà nghiên cứu gọi đây là “miễn dịch siêu nhân” hoặc “miễn dịch lai”. Hệ miễn dịch của những người này có thể sản sinh ra rất nhiều kháng thể có khả năng chống chọi với nhiều loại biến thể.

Khả năng ‘miễn dịch siêu nhân’ nhờ tiêm vaccine sau khi mắc COVID-19 ảnh 1
Người từng mắc COVID-19 và tiêm vaccine sau đó có thể có miễn dịch "siêu nhân". Ảnh minh họa: AFP

Kết luận trên được đưa ra trong một số nghiên cứu công bố trong vài tháng gần đây.

Trong một nghiên cứu, các bệnh nhân có “miễn dịch siêu nhân” đã cho thấy có thể phản ứng với các loại biến thể SARS-CoV-2 đáng lo ngại hiện nay, các loại virus corona không có ở người và có thể là những biến thể chưa xuất hiện.

Trong số 173 triệu người Mỹ được tiêm vaccine COVID-19 đầy đủ tới cuối tháng 8, chỉ có 10.500 người phải nhập viện vì mắc bệnh và chỉ 2.000 người tử vong.

Các vaccine COVID-19 của Pfizer và Moderna hoạt động theo cơ chế đưa một mảnh vật liệu gien SARS-CoV-2 (một mảnh mRNA) vào hệ miễn dịch để “dạy” hệ miễn dịch nhận biết virus nếu chẳng may nhiễm thật.

Những người đã khỏi COVID-19 cũng được bảo vệ trước loại virus này vì hệ miễn dịch của họ ghi nhớ cách chống trả với virus xâm nhập.

Khi vừa tiêm vaccine mRNA vừa từng mắc COVID-19, những bệnh nhân này có khả năng “siêu bảo vệ” trước COVID-19.

Ông Theodora Hatziioannou, nhà virus học tại Đại học Rockerfeller (Mỹ) là người đã nghiên cứu các bệnh nhân trên. Ông nói: “Những người này có phản ứng tuyệt vời với vaccine. Tôi nghĩ rằng họ chống chọi với virus tốt nhất. Kháng thể trong máu họ thậm chí có thể vô hiệu hóa SARS-CoV-1, loại virus corona xuất hiện cách đây 20 năm. Virus đó rất khác với SARS-CoV-2”.

Các nhà khoa học Đại học Rockerfeller đã nghiên cứu tính sẵn sàng của hệ miễn dịch ở 15 bệnh nhân từng mắc COVID-19 và sau đó đã tiêm vaccine, để so sánh với bệnh nhân chỉ từng mắc bệnh hoặc chỉ tiêm vaccine.

Họ đã thử nghiệm mẫu huyết tương máu từ bệnh nhân có miễn dịch lai với 6 biến thể SARS-CoV-2, virus gốc và các loại virus corona có ở động vật. Với mọi biến thể, hệ miễn dịch lai có thể nhận diện và huy động kháng thể chống lại.

Các nhà nghiên cứu còn thử với một biến thể được tạo ra từ phòng thí nghiệm nhưng hệ miễn dịch lai vẫn có thể chống lại.

Nhà miễn dịch Shane Crotty từng giải thích trên tạp chí Khoa học hồi tháng 6/2021: “Miễn dịch từ nhiên vì từng mắc bệnh hoạt động khác với miễn dịch nhờ tiêm chủng”. Trong miễn dịch tự nhiên, hệ thống miễn dịch sẽ xây dựng nhiều lớp bảo vệ để chống virus xâm nhập trong tương lai. Hệ thống này gồm tế bào B và T, cả hai đều nhớ hình thù virus và có thể kích hoạt sản sinh kháng thể khi bị nhiễm lần nữa.

Thông thường, miễn dịch tự nhiên sẽ kéo dài 7-8 tháng. Sau khoảng một năm, hệ miễn dịch sẽ vẫn nhớ virus ở mức độ nào đó nhưng có thể dễ bị tổn thương trước các biến thể.

Tuy nhiên, nếu ai đó đã có miễn dịch tự nhiên nhưng vẫn tiêm vaccine thì tiêm chủng sẽ tăng cường trí nhớ của hệ miễn dịch về virus. Do đó, khi một người bệnh tiêm vaccine sau khi khỏi COVID-19, vaccine sẽ gửi tín hiệu tới hệ miễn dịch rằng loại virus này là vấn đề nghiêm trọng và hệ miễn dịch cần dành nhiều nguồn lực hơn để chống lại nó.

Khả năng ‘miễn dịch siêu nhân’ nhờ tiêm vaccine sau khi mắc COVID-19 ảnh 2
Người dân đeo khẩu trang phòng COVID tại trung tâm Oculus, New York (Mỹ) ngày 6/9/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Điều đó có nghĩa là sẽ có nhiều tế bào T và B có thể khi nhớ hình thù virus hơn, trong đó tế bào B còn tìm cách dự báo các biến thể mới. Bà Crotty gọi khả năng “phủ đầu” của tế bào B này là nhờ tế bào có thể đoán rằng các biến thể mới có thể xuất hiện trong tương lai.

Tế bào T cũng hỗ trợ bảo vệ trước các biến thể tương lai vì một số phần của virus mà tế bào này nhận dạng sẽ không thay đổi dù virus có đột biến.

Trong nghiên cứu mà bà Crotty trích dẫn, các nhà khoa học phát hiện ra rằng những người vừa từng mắc COVID-19 vừa tiêm vaccine có kháng thể bảo vệ nhiều gấp 100 lần để chống lại biến thể B.1.351 so với những người chỉ mắc bệnh mà chưa tiêm.

Hệ miễn dịch của những người này có tính sẵn sàng hơn nhiều trong chiến đấu với biến thể, dù chưa từng đối phó với biến thể đó trước đây.

Các nhà khoa học quan sát thấy khả năng miễn dịch cao ở cả người mắc COVID-19 thể nặng, nhẹ hoặc không triệu chứng.

Tuy nhiên, nghiên cứu của Đại học Rockerfeller nói trên chỉ ở quy mô nhỏ và các nhà nghiên cứu không chắc liệu mọi người tiêm vaccine sau khi mắc bệnh có hình thành miễn dịch “siêu nhân” kiểu trên không. Dù vậy, việc toàn bộ người tham gia nghiên cứu đều có phản ứng thành công với các biến thể là điều đáng lưu ý.

Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.
Ban lãnh đạo Viettel chúc mừng đồng chí Cao Anh Sơn và đồng chí Nguyễn Đạt được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
(Ngày Nay) - Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).
Hiện trường nơi xảy ra vụ việc.
Đường sắt Việt Nam tiếp tục xảy ra sự cố tàu hoả trật bánh
(Ngày Nay) - Ngày 1/11/2024, trên tuyến đường sắt vào ga Hải Vân Nam (TP. Đà Nẵng) tiếp tục xảy ra vụ trật bánh tàu khiến 3 toa hàng lật, gây ách tắc đoạn tuyến qua đèo Hải Vân. Trước đó, đường sắt Việt Nam đã liên tiếp xảy ra nhiều sự cố tương tự, mà các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân cần xem xét về yếu tố chất lượng, niên hạn toa tàu, nhất là toa tàu hàng.