Su T-50 sẽ được sử dụng không chỉ để tăng cường khả năng sống sót hay tránh bị nhiễu sóng mà còn giúp cho các máy bay đối phương có khả năng radar vượt trội khó phát hiện ra nó hơn.
T-50 được lên kế hoạch nhằm thay thế Sukhoi Su-27 |
T-50 được lên kế hoạch nhằm thay thế Sukhoi Su-27 đã được sử dụng từ những năm 1985 và MiG-29 từ những năm 1983.
Tiêm kích T-50 do Tập đoàn Sukhoi sản xuất theo chương trình phát triển tiêm kích thế hệ thứ 5 Sukhoi PAK FA, lần đầu tiên Sukhoi trình làng Su T-50 là năm 2010. Trước đây, việc sản xuất hàng loạt máy bay T-50 dự định sẽ được tiến hành vào năm 2015 nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov tuyên bố Nga sẽ lùi thời hạn sản xuất hàng loạt máy bay tiêm kích Sukhoi PAK FA 5 năm nhưng không tiết lộ điều gì đã khiến việc sản xuất bị chậm lại.
Một trong những ưu thế đáng kể nhất của tiêm kích thế hệ thứ 5 Su T-50 là khả năng tàng hình. Theo các nguồn tin rò rỉ, 70% vỏ của máy bay được làm bằng chật liệu composite, có thể giảm khả năng bị radar kẻ thù phát hiện. Diện tích tán xạ hiệu quả của thân máy bay T-50 được thể hiện ở diện tích radar phản xạ, đây là tham số quan trọng nhất, chỉ 0,5m2. Điều này có nghĩa là nếu nhìn vào radar thì T-50 giống như một quả bóng kích thước nhỏ. Radar cho T-50 là radar AESA thế hệ mới, điểm độc đáo của các radar trên T-50 là số lượng phần tử thu phát vượt trội bất cứ máy bay chiến đấu nào trên thế giới nhờ các tiến bộ công nghệ về radar.
Hệ thống radar cho phép tăng góc quét gấp nhiều lần các máy bay chiến đấu hiện tại |
Hệ thống radar cho phép tăng góc quét gấp nhiều lần các máy bay chiến đấu hiện tại trên thế giới vốn chỉ có 1 radar nằm ở mũi, giải pháp này sẽ loại bỏ việc sử dụng lắc cơ khí để tăng góc quét của radar chính. Giải pháp này đến nay vẫn là độc quyền của Nga và chưa quốc gia nào làm được.
Tiêm kích tàng hình Su T-50 sẽ có khả năng cơ động cực cao, tuyệt vời. Để có được khả năng này, Su T-50 được trang bị động cơ phản lực 117S có kiểm soát véc tơ lực đẩy với vòi phun có thể xoay đổi hướng đa chiều.
Su T-50 sở hữu hệ thống chiến tranh điện tử bậc nhất thế giới được định danh là Himalaya, không chỉ giúp tăng cường bảo vệ máy bay trước các biện pháp gây nhiễu, tăng khả năng sống sót mà còn làm tăng khả năng tàng hình của máy bay và làm giảm hiệu quả tàng hình của đối phương.
Su T-50 có thể tác chiến độc lập, cũng có thể tác chiến liên hợp trong khái niệm “chiến trường thống nhất”. Trong chiến trường này, mỗi máy bay đều là tai mắt và lực lượng tấn công của toàn bộ lực lượng tác chiến trên không.
Su T-50 có thể truyền dữ liệu mục tiêu cho máy bay khác và hệ thống phòng không mặt đất, cũng có thể tiếp nhận dữ liệu hiển thị mục tiêu từ máy bay khác và hệ thống phòng không mặt đất. Hệ thống điều khiển vũ khí trên máy bay đủ khả năng theo dõi 60 mục tiêu, đồng thời tấn công 16 mục tiêu trong đó.
Su T-50 có thể truyền dữ liệu mục tiêu cho máy bay khác |
Với việc trang bị tên lửa tầm xa, tầm trung và tầm gần, tiêm kích tàng hình thế hệ 5 Su T-50 có thể thực hiện tác chiến trên không ở bất kỳ khoảng cách nào. Tên lửa tầm xa R-37 đã đạt kỷ lục thế giới, bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách 304 km.
Anh Phương (TH)
>>> Xem thêm:
- Sức mạnh của những 'sát thủ diệt tăng' đáng sợ của Nga