Khi đạo diễn ngoại dựng kịch ta

Sân khấu Việt Nam mở rộng giao lưu với bạn bè quốc tế để đem lại sự tươi mới cho sàn diễn nhưng cũng sẽ là áp lực nếu không đủ năng lực kết nối
Cảnh trong vở “Tấm Cám” do đạo diễn Singapore dàn dựng trên Sân khấu Lệ Ngọc
Cảnh trong vở “Tấm Cám” do đạo diễn Singapore dàn dựng trên Sân khấu Lệ Ngọc

Gần đây, hàng loạt vở kịch ra đời trên cơ sở hợp tác giữa các đơn vị nghệ thuật, nhà hát trong nước và quốc tế. Đây là tín hiệu vui cho sàn diễn cả nước khi sân khấu Việt Nam mở rộng giao lưu với bạn bè quốc tế, đồng thời đem lại sự tươi mới cho sàn diễn của mình.

Góc nhìn hiện đại

Nhà hát Tuổi Trẻ vừa khởi công dự án sân khấu, tác phẩm "Nàng Kiều" qua lăng kính sáng tạo của sân khấu thử nghiệm với góc nhìn hôm nay của 4 đạo diễn, trong đó có nữ đạo diễn người Đức Amélie Niermeyer. NSND Hồng Vân bày tỏ thích thú với dự án này: "Lần đầu tiên một nữ đạo diễn người Đức dựng kịch "Kiều" theo cách nghĩ của bà. Nghĩa là rất hiện đại trong đời sống kịch hôm nay. Ba đạo diễn Việt gồm: Như Lai (Nhà hát Tuổi Trẻ), Trần Lực (đoàn kịch xã hội hóa LucTeam) và tôi đều mê đắm "Truyện Kiều", mỗi người sẽ dàn dựng theo cách của mình, để dự án này sớm đến với công chúng Hà Nội và TP HCM".

Nghệ sĩ Sĩ Tiến - Phó Giám đốc Nhà hát Tuổi Trẻ, người được phân công phụ trách dự án - cho biết: "Viện Goethe và Nhà hát Tuổi Trẻ đã từng hợp tác để dàn dựng nhiều vở. Lần này, 2 đơn vị tiếp tục hợp tác và chọn "Truyện Kiều". Ông Wilfried Eckstein, Viện trưởng Viện Goethe, đã đọc và đánh giá rất cao giá trị văn học, ý nghĩa nhân văn của tác phẩm. Viện Goethe mong muốn 4 đạo diễn sẽ có những lát cắt về thân phận phụ nữ theo cách nhìn hiện đại, trong đó, chúng tôi trông chờ nữ đạo diễn Amélie Niermeyer - người đã từng có nhiều tác phẩm thành công về hình tượng người phụ nữ tại Đức - sẽ giới thiệu góc nhìn của bà về Kiều".

Nhìn lại quá trình mời đạo diễn sân khấu nước ngoài đến Việt Nam dựng kịch, thành quả đạt được là tăng thêm phần hấp dẫn về mặt hình thức dàn dựng. Mỗi đạo diễn nước ngoài đến với sân khấu Việt đều mang theo kinh nghiệm quý báu, họ thạo kỹ năng vận dụng công nghệ khoa học kỹ thuật, tạo những màn kỹ xảo để điều chỉnh không gian. Trên hết là cách ứng dụng ánh sáng, âm nhạc, cảnh trí, mỹ thuật… hiện đại vào tác phẩm.

Các vở diễn có sự tham gia dàn dựng của đạo diễn nước ngoài mang đến sự thăng hoa cảm xúc có thể kể là: "Con chim xanh" (tác giả: Maurice Maeterlinck, đạo diễn: Xavier Lukowski - người Bỉ); "Sự sống" (đồng đạo diễn: cố NSND Anh Tú và Hiroyuky Muneshige - người Nhật); "Cậu Vanya" (tác giả: A.P.Chekhov, đạo diễn: Tsuyoshi Sugiyama - người Nga); "Nỗi đau nhân loại" (tác giả: Lê Duy Hạnh, đạo diễn: Shaun Mac Loughlin - người Anh); "Tấm Cám" (tác giả: nhà văn Nguyễn Hiếu, đạo diễn: Chua Soo Pong - người Singapore)…

Khi đạo diễn ngoại dựng kịch ta ảnh 1

Cảnh trong vở “Tấm Cám” do đạo diễn Singapore dàn dựng trên Sân khấu Lệ Ngọc

Đầy áp lực

NSND Hồng Vân cho rằng việc dàn dựng kịch "Nàng Kiều" cùng với đạo diễn người Đức là một đơn "đặt hàng" đầy… áp lực. Với "đề dẫn" khá thú vị, dự án yêu cầu mỗi tác phẩm có thời lượng khoảng 20 phút, mỗi đạo diễn tự lựa chọn tái hiện một giai đoạn trong cuộc đời của nàng Kiều theo cách biểu đạt sáng tạo của mình. "Ở đây sự thành công sẽ phụ thuộc lăng kính của đạo diễn và phong cách dàn dựng của từng đơn vị nghệ thuật. Áp lực ở chỗ "Truyện Kiều" đã tồn tại hàng trăm năm trong văn hóa Việt vì vậy khi làm mới, lại có sự tham gia của đạo diễn nước ngoài, việc tiếp cận được với khán giả phải đồng nghĩa vở diễn thể hiện quan điểm của người làm nghệ thuật hôm nay đối với tác phẩm này. Làm sao tìm được "format" (định dạng) hấp dẫn cho 4 câu chuyện về "Kiều", với 4 góc nhìn khác nhau mà không lệch đội hình so với nữ đạo diễn người Đức khi bà chọn cách thể hiện "Nàng Kiều" rất hiện đại" - NSND Hồng Vân lo lắng.

Tương tự, khi nghệ sĩ Lê Khanh làm việc với vai trò diễn viên trong vở "Cậu Vanya", nhóm nghệ sĩ Việt - Nhật lúc đó quy tụ dàn diễn viên Nhà hát Tuổi Trẻ, Nhà hát Không Tường (Nhật Bản) gồm: Hemi Che, Matsuda Takashi, Lê Khanh, Ðức Khuê, Thu Quỳnh, Quỳnh Dương, Thanh Dương, Tú Oanh, Thanh Bình, Hương Thủy… đều chịu nhiều áp lực. "Nhà hát được làm việc với đạo diễn nước ngoài là cơ hội để thay đổi và mở cửa sân khấu, thế nhưng, do bất đồng ngôn ngữ, cách diễn đạt chưa hiểu hết ý, đã phải mất nhiều thời gian. Nhưng trên hết vẫn là sự đồng cảm để vượt qua rào cản ngôn ngữ để cùng làm tốt tác phẩm. Họ cho ta nhiều bài học quý và nhận lại từ văn hóa nghệ thuật Việt những thông điệp đẹp để đưa vào tác phẩm sân khấu" - nghệ sĩ Lê Khanh bày tỏ.

Vở "Nỗi đau nhân loại" - công trình hợp tác giữa Trường Kịch nghệ Old Vic Bristol (Anh quốc) và Nhà hát Kịch Sân khấu nhỏ TP HCM - đã từng là dấu son đậm nét của sàn diễn này trong cách xây dựng kịch dựa trên nguồn cảm hứng từ 2 tác phẩm vĩ đại của văn hóa thế giới, đó là "Truyện Kiều" của Nguyễn Du và "Othello" của Shakespeare. Tác giả Lê Duy Hạnh nhắc lại: "Công trình này là nhịp cầu để nghệ sĩ Anh và Việt Nam có điều kiện giới thiệu với người xem hai nước những tác phẩm sân khấu nổi tiếng, đồng thời tôn vinh niềm tự hào văn hóa của hai dân tộc". Theo ông, đạo diễn nước ngoài đến Việt Nam dựng kịch là cách giúp sân khấu Việt tiếp cận sân khấu hiện đại của thế giới, giúp nghệ sĩ trong nước mở mang tầm nhìn, đồng thời cũng đòi hỏi sự năng động, nhất là trong cách học và giao tiếp bằng ngoại ngữ. "Chính vì yếu ngoại ngữ mà nhiều dự án kết hợp giữa sân khấu Việt và các nước có nền sân khấu tiên tiến đều bị hủy bỏ. Tìm nguồn diễn viên nói được tiếng Anh, Pháp, Hoa, Hàn, Nhật… cực kỳ khó" - NSND Hồng Vân nói. 

Mở rộng giao lưu để học

Việc có thêm yếu tố nước ngoài đã tăng sự hấp dẫn cho nhiều vở diễn, tạo dấu ấn trong lòng khán giả, nhất là khán giả trẻ. Dù tạo cơ hội giao lưu học hỏi và sức hút cho vở diễn nhưng việc hợp tác quốc tế chỉ dừng lại ở những đơn vị nghệ thuật trung ương. Rất hiếm có vở được dựng ở các địa phương.

NSND Hồng Vân cho rằng nhà nước cần tổ chức các liên hoan sân khấu quốc tế ở nhiều địa phương, không nhất thiết cứ phải tổ chức tại thủ đô. Việc giao lưu, tìm hiểu, học hỏi giữa các nhà hát quốc tế với những đơn vị xã hội hóa sân khấu phía Nam cần được mở rộng.

Chính điều đó sẽ tạo sự kết nối giữa nghệ sĩ các địa phương với các nhà hát trên thế giới, các tổ chức nghệ thuật quốc tế. Từ đó tạo mối quan hệ liên doanh, liên kết lâu dài.

Theo Người Lao động
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.