Khởi động 'Chương trình an toàn công trình nhà máy dệt may và da giày'

(Ngày Nay) - Ngày 6/8, tại Hà Nội, Tổ chức Sáng kiến thương mại bền vững (IDH) và Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) đã khởi động “Chương trình an toàn công trình nhà máy dệt may và da giày (LABS) tại Việt Nam.
Khởi động 'Chương trình an toàn công trình nhà máy dệt may và da giày'

Tham gia vào sự kiện này có hơn 100 đại biểu, đại diện của các bộ ban ngành liên quan như Bộ Xây Dựng, Bộ LĐ-TBXH, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, Bộ Công Thương, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), đại diện các hiệp hội liên quan như Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS), Hiệp hội da giày và túi xách Việt Nam (LEFASO), Hiệp hội bông vải sợi Việt Nam (VCOSA), đại diện Đại sứ quán Hà Lan, các tổ chức hỗ trợ phát triển quốc tế, các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế, đại diện các nhãn hàng và nhà phân phối quốc tế, các công ty dịch vụ liên quan và đại diện các nhà máy dệt may và da giày.

Ngành dệt may và da giày đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam với tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2018 đạt 36,26 tỷ USD và dự kiến sẽ đạt 40 tỷ USD vào năm 2019. Với tốc độ tăng trưởng liên tục và ổn định từ 12% đến 16%/năm trong giai đoạn 2010 đến 2018, ngành dệt may và da giày luôn đứng thứ 2 hoặc thứ 3 trong cơ cấu kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và tạo công ăn việc làm cho hơn 3 triệu lao động, trong đó hơn 80% lao động nữ.

Việt Nam hiện nay đã tham gia rộng khắp vào các hiệp định thương mại song phương với các nước phát triển như Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam Liên minh Châu Âu (EVFTA)... Việc này đã mở rộng cánh cửa cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp dệt may và da giày nói riêng trong việc tăng cường hợp tác với các đối tác nước ngoài về sản xuất và xuất khẩu. Tuy nhiên bên cạnh các cơ hội thì các doanh nghiệp dệt may và da giày cũng phải đối mặt với các thách thức như đáp ứng được các cam kết quốc tế cũng như các yêu cầu từ các đối tác thương mại trong việc tuân thủ các điều kiện về lao động, bảo vệ môi trường và an toàn sản xuất nhằm đáp ứng yêu cầu về phát triển bền vững. Đặc biệt trong thời gian gần đây các nhãn hàng và nhà phân phối lớn trong lĩnh vực dệt may và da giày đã bắt đầu đặt ra nhiều yêu cầu với các nhà máy về điều kiện an toàn về kết cấu công trình, an toàn hệ thống điện và an toàn phòng cháy chữa cháy như là điều kiện thương mại trong tương lai. Những đòi hỏi mới này từ các nhãn hàng và nhà phân phối quốc tế đã ít nhiều gây khó khăn, lúng túng cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt khi mà một nhà máy sản xuất cho nhiều nhãn hàng và nhà phân phối khác nhau.

Để hỗ trợ các doanh nghiệp ở Việt Nam đạt được các yêu cầu từ các nhãn hàng và nhà phân phối quốc tế về an toàn công trình nhà máy, Tổ chức sáng kiến thương mại bền vững (IDH) đã hợp tác với một số các nhãn hàng và nhà phân phối quốc tế lớn như Bestseller, Gap, Li & Fung, PVH, Target, VF Corporation, Walmart, Gap… để xây dựng nên bộ tiêu chuẩn chung, thống nhất áp dụng bởi các nhãn hàng này về yêu cầu an toàn công trình nhà máy dệt may và da giày và chương trình LABS để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng được các yêu cầu này. Bộ tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá của chương trình LABS được xây dựng dựa trên các thông lệ, thực hành, tiêu chuẩn quốc tế (theo yêu cầu của các nhãn hàng) và các quy định liên quan của Việt Nam. Giai đoạn thử nghiệm chương trình đã được tiến hành tại 29 nhà máy dệt may và da giày tại Việt Nam (mà hiện đang sản xuất cho các nhãn hàng của chương trình) đã hoàn thành và sẵn sàng cho việc triển khai áp dụng rộng rãi cho các nhà máy khác trong thời gian tới.

Ông Huỳnh Tiến Dũng - Giám đốc quốc gia IDH Việt Nam nhấn mạnh: “ Những sự cố như sụp đổ nhà máy, hỏa hoạn… gần đây gây tổn thất lớn về sinh mạng con người ở một số các nhà máy dệt may và da giày tại một số nước trên thế giới đã cho thấy sự cần thiết phải nâng cao công tác đảm bảo an toàn công trình nhà máy. Chúng ta cũng không ngạc nhiên khi các nhãn hàng và các nhà phân phối quốc tế lớn rất quan tâm về vấn đề này. Thông qua chương trình LABS, chúng tôi hy vọng sẽ đóng góp một phần công sức trong nỗ lực thúc đẩy việc hợp tác thương mại và phát triển bền vững ngành dệt may, da giày Việt Nam ”.

Hiệp hội dệt may Việt nam (VITAS) là một thành viên tích cực trong “ Thỏa thuận hợp tác Công tư hỗ trợ phát triển bền vững ngành dệt may và da giày Việt Nam “ (ký ngày 27 tháng 10 năm 2016 giữa các Bộ ban ngành liên quan, Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS), Hiệp hội da giày và túi xách Việt Nam (LEFASO), Hiệp hội bông vải sợi Việt Nam (VCOSA), IDH cũng như đại diện nhãn hàng) đã ủng hộ và tư vấn cho IDH trong quá trình xây dựng chương trình LABS ở Việt Nam. Bà Hoàng Ngọc Ánh – Phó tổng thư ký hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS): Là một đơn vị đại diện cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, chúng tôi rất ủng hộ việc xây dựng được một bộ tiêu chuẩn thống nhất về an toàn công trình nhà máy mà được các nhãn hàng áp dụng. Chúng tôi hy vọng trong thời gian tới sẽ có thêm nhiều nhãn hàng tham gia vào chương trình LABS và điều này sẽ giúp giảm thời gian và công sức cho các nhà máy trong việc đầu tư vào các giải pháp an toàn cũng như hệ thống báo cáo cho các nhãn hàng và nhà phân phối.

IDH là tổ chức phi chính phủ quốc tế hoạt động với sứ mệnh thúc đẩy những nỗ lực chung, các  sáng kiến và phương pháp tiếp cận mới mang tính khả thi với mục tiêu phát triển bền vững. IDH được hỗ trợ bởi nhiều chính phủ châu Âu, bao gồm các nhà tài trợ như: BUZA, SECO và DANIDA. IDH hợp tác với hơn 600 công ty, tổ chức xã hội, tổ chức tài chính, tổ chức sản xuất và chính phủ ở 12 lĩnh vực và 12 cảnh quan trên 40 quốc gia trên toàn thế giới. Chúng tôi hướng đến việc chuyển đổi bền vững chuỗi cung ứng hàng hóa. Chúng tôi thực hiện điều này thông qua các sáng kiến thay đổi thực tiễn kinh doanh, cải thiện quản trị ngành và tạo ra sự thay đổi ở cấp độ lĩnh vực, cuối cùng là mang lại tác động đến các mục tiêu phát triển bền vững.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.