Không đặt hết niềm tin vào chiếc phao

Không đặt hết niềm tin vào chiếc phao

Đuối nước âm thầm hơn nhiều so với chúng ta suy tưởng hoặc quan sát qua phim ảnh, các nạn nhân đuối nước thường phải vật lộn để giữ lại từng hơi thở ít ỏi cuối cùng nên không tạo ra tiếng động quá lớn hoặc kêu cứu thất thanh trong thời gian đủ lâu để người khác nghe thấy...

* * *

Đuối nước là nguyên nhân gây tử vong do thương tích không chủ ý lớn thứ 3 trên toàn thế giới, chiếm 7% tổng số ca tử vong liên quan đến thương tích. Ước tính có khoảng 360.000 người chết đuối hàng năm trên toàn thế giới, trẻ em từ độ tuổi 1-14 thường có nguy cơ tử vong do đuối nước cao hơn các nguyên nhân khác, theo số liệu thống kê của WHO.

CÁC BẬC PHỤ HUYNH NÊN TUÂN THỦ NHỮNG NGUYÊN TẮC NÀO ĐỂ GIÚP CON TRÁNH XA NGUY CƠ ĐUỐI NƯỚC?

1. Lắp hàng rào an toàn tại những nơi có nước

Tháng 3/2019, Học viện Nhi khoa Mỹ  (AAP) đã cập nhật các quy tắc về việc ngăn chặn đuối nước, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo có nhiều rào chắn giữa trẻ em và nơi có nước. Đối với trẻ sơ sinh, rủi ro lớn nhất là nơi vào bồn tắm; đối với trẻ em ở độ tuổi đến trường là bể bơi và đối với thanh thiếu niên là các ao, hồ và biển.

Không đặt hết niềm tin vào chiếc phao ảnh 1

AAP kêu gọi các chủ bể bơi và các hộ gia đình có hồ bơi phải lắp đặt hàng rào bốn mặt với một cổng tự đóng và cách ly hoàn toàn giữa nhà và hồ bơi. Chỉ cần một phút chủ quan hoặc lơ là, trẻ nhỏ có thể lẻn ra sau các hàng rào và có nguy cơ rơi xuống nước, chuông báo động và nắp bể bơi có thể là những sự bổ sung hợp lý, tuy nhiên những thứ này không thể thay thế được cho các hàng rào chắn để đảm bảo sự an toàn cho trẻ nhỏ.

2. Cho con học bơi càng sớm càng tốt

Hiện chưa có một tiêu chuẩn chung chính thức nào hướng dẫn việc nên dạy bơi cho trẻ nhỏ từ độ tuổi nào. Nhưng Học viện Nhi khoa Mỹ AAP cho biết có bằng chứng cho thấy các lớp học bơi có thể giúp giảm nguy cơ đuối nước, ngay cả đối với trẻ em trong độ tuổi từ 1 - 4.

Việc khuyến khích trẻ làm quen nước khi còn nhỏ dựa trên những phát hiện từ một nghiên cứu kéo dài 4 năm từ các trường dạy bơi ở Australia, New Zealand và Mỹ.  Nghiên cứu cho thấy trẻ em dưới 5 tuổi, khi tham gia các lớp học bơi có khả năng nhận thức nhanh hơn trong các kỹ năng ngôn ngữ, tập đếm, làm theo hướng dẫn… so với những trẻ không tiếp xúc với bơi lội từ nhỏ.

Không đặt hết niềm tin vào chiếc phao ảnh 2

Ngoài ra, mục đích chính của việc cho trẻ nhỏ học bơi sớm sẽ giúp các em hình thành phản xạ để tránh rơi vào tình trạng đuối nước do hoảng sợ.

3. Không rời mắt khỏi con khi chúng dưới nước

Mặc dù có rất nhiều vụ đuối nước xảy ra khi trẻ em ở trên bờ, nhưng cũng có nhiều vụ việc khác xảy ra khi có cả người lớn, thậm chí cả những nơi có nhân viên cứu hộ. Đó là lý do các bậc phụ huynh phải thực sự để mắt tới con em mình khi chúng chơi đùa dưới nước.

Cất điện thoại, cất tất cả sách báo… và chỉ dõi mắt theo trông chừng con mình, nếu trẻ chưa từng học bơi trước đó, chính cha mẹ phải là người sát bên cạnh hướng dẫn và giúp con làm quen với nước.

Không đặt hết niềm tin vào chiếc phao ảnh 3

Nhiều chuyên gia khuyến cáo phụ huynh khi cho con em đi bơi nên có thêm một người đi kèm để có thể thay phiên nhau trông chừng lũ trẻ, ít nhất cần có một người liên tục giám sát và không uống rượu bia hoặc sử dụng điện thoại gây lơ là.

“Vấn đề là khi người lớn đi cùng trẻ nhỏ, không phải ai cũng thực sự giám sát chúng. Các bậc phụ huynh và nhân viên cứu hộ nên đi cùng nhau và thường xuyên thay phiên nhau để ý hồ bơi”, ông Alan Korn – Giám đốc quỹ an toàn hồ bơi Abbey’s Hope, cho biết.

4. Cái chết lặng lẽ

Đuối nước âm thầm hơn nhiều so với chúng ta suy tưởng hoặc quan sát qua phim ảnh, các nạn nhân đuối nước thường phải vật lộn để giữ lại từng hơi thở ít ỏi nên không thể tạo ra tiếng động lớn, do đó vai trò của người giám sát là rất quan trọng trong các tình huống trẻ bị đuối nước.

Không đặt hết niềm tin vào chiếc phao ảnh 4

Ngoài ra, một tỷ lệ nhỏ trẻ em có thể trải qua các triệu chứng đuối nước chậm trễ mặc dù đã được cứu sống lên bờ, chúng có vẻ ổn nhưng sau đó bắt đầu xuất hiện dấu hiệu có nước trong phổi, như lờ đờ, ho và đau ngực. Nhiều người gọi đây là trạng thái đuối nước thứ cấp hoặc “đuối nước khô”. Ngay khi phát hiện trẻ bị đuối nước, người lớn cần đưa đi cấp cứu tại bệnh viện để tránh các tình trạng đáng tiếc có thể xảy ra sau khi sơ cứu.

5. Không đặt hết niềm tin vào chiếc phao

Thiết bị duy nhất để giúp giữ an toàn cho trẻ em là áo phao đạt quy chuẩn, Bác sĩ Sarah Denny - chuyên gia y tế khẩn cấp tại Bệnh viện Nhi toàn quốc của Mỹ, cho biết. “Phao nước không hề an toàn. Nếu chúng được sử dụng cho vui, thì không có gì đáng bàn. Nhưng nếu chúng được sử dụng như một công cụ phòng chống đuối nước, thì đó không phải là một kế hoạch an toàn”, Denny nói.

Không đặt hết niềm tin vào chiếc phao ảnh 5

Khi nói đến tất cả những bước an toàn này, các chuyên gia đều nhấn mạnh rằng mục tiêu không phải là làm cha mẹ sợ hãi mà giúp họ có thêm các hiểu biết cần thiết để ngăn chặn các thảm kịch tái diễn.  “Bơi rất thú vị. Đây là một hoạt động tuyệt vời để tập thể dục và chơi đùa. Miễn là các bậc phụ huynh thực hiện các bước đảm bảo an toàn và ý thức được các nguy cơ tiềm ẩn dưới làn nước”, bác sĩ Denny cho biết.

TIN LIÊN QUAN
Bình luận
Chùm ảnh: Các màn trình diễn bùng nổ của Anh trai "Say Hi" tại đêm trại FPTU Camp lần thứ 5
Chùm ảnh: Các màn trình diễn bùng nổ của Anh trai "Say Hi" tại đêm trại FPTU Camp lần thứ 5
(Ngày Nay) - Chiều ngày 30/3/2025, từ 4 giờ chiều, đêm trại FPTU Camp #5 tại Trường Đại học FPT Hà Nội chính thức khởi động, mang đến những màn trình diễn đầy lửa làm bùng nổ không gian. Phỏng vấn nhanh các bạn sinh viên, được biết từ 9 giờ sáng, đã có hàng ngàn học sinh, sinh viên trên địa bàn Hà Nội có mặt, háo hức tham quan các gian trại và tìm kiếm vị trí gần sân khấu nhất có thể để chiêm ngưỡng thần tượng của mình. 
Em Xinh “Say Hi”: Hành trình tìm kiếm thế hệ nữ idol “Real Aura”
Em Xinh “Say Hi”: Hành trình tìm kiếm thế hệ nữ idol “Real Aura”
(Ngày Nay) - Sau thành công vang dội của Anh Trai “Say Hi”, VieON - Vie Channel, thuộc DatVietVAC Group Holdings với 30 năm sáng tạo, tiếp tục hành trình khai phá tài năng trẻ qua Em Xinh “Say Hi” - chương trình âm nhạc thực tế tìm kiếm thế hệ nữ idol mới của VPOP. Đây là những cô gái sở hữu Real Aura - khí chất tỏa sáng tự nhiên, cháy hết mình trong âm nhạc, không ngừng vượt qua giới hạn và biến hóa trong nghệ thuật, nhưng vẫn giữ vững giá trị cốt lõi của người con gái Việt. 
Học sinh lớp 12 "chạy đua" với kỳ thi đánh giá năng lực
Học sinh lớp 12 "chạy đua" với kỳ thi đánh giá năng lực
(Ngày Nay) - Thời điểm này cùng với ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông, nhiều sĩ tử lớp 12 ở Nghệ An đang nỗ lực ôn tập để chuẩn bị cho các kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy. Tuy nhiên, để giành được một suất dự thi kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy đối với các em cũng không hề dễ dàng.