Khủng hoảng nhân lực tại Trung Quốc do già hóa dân số

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ít lao động trẻ hơn đồng nghĩa với việc lương tăng cao và chi phí sản xuất đắt đỏ hơn.
Khủng hoảng nhân lực tại Trung Quốc do già hóa dân số

Sự “già hóa” của lực lượng lao động nhập cư từ nông thôn Trung Quốc đang gây ra tình trạng thiếu hụt nhân lực trong các nhà máy, đe dọa vị thế cường quốc sản xuất của quốc gia này trong bối cảnh chi phí lao động leo thang làm suy giảm lợi thế về chi phí.

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, tổng số lao động nhập cư tới các đô thị lớn đã đạt mức cao kỷ lục 297 triệu người vào năm 2023, với độ tuổi trung bình là 43, cao hơn 9 tuổi kể từ năm 2008. Trong đó, tỷ lệ người nhập cư có độ tuổi trên 50 chiếm 31%.

Vào cuối tháng 4, tại thị trấn Majuqiao ở ngoại ô phía đông Bắc Kinh, nơi vốn được coi là khu “chợ người” thủ đô Trung Quốc một người đàn ông 50 tuổi đến từ tỉnh Sơn Đông cho biết “Tôi từng làm việc tại một nhà máy sản xuất đồ nội thất, nhưng giờ tôi đã lớn tuổi nên không thể làm việc ở đó được nữa.”

Ông Zhang, một người lao động tự do 56 tuổi, cho biết: “Phổi ngày càng kém buộc tôi phải tìm công việc nhẹ nhàng hơn như nhân viên bảo vệ”.

Khi Trung Quốc triển khai chính sách cải cách và mở cửa vào năm 1978, lao động nhập cư từ các vùng nông thôn đã trở thành một nguồn nhân lực giá rẻ dồi dào, trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của đất nước, đồng thời góp phần tạo nên vị thế của Trung Quốc trong nền sản xuất toàn cầu.

Tại thị trấn Majuqiao, đường phố tràn ngập các quảng cáo tuyển dụng việc làm trong lĩnh vực sản xuất, chẳng hạn như quảng cáo tuyển dụng tại một nhà máy ô tô với mức lương mỗi ngày lên đến 264 nhân dân tệ (khoảng 940 nghìn đồng), hoặc quảng cáo khác tuyển người vào làm tại một nhà máy sản xuất linh kiện điện tử với mức lương 198 nhân dân tệ mỗi ngày bao gồm tiền ăn ở. Tuy nhiên, những tờ rơi như vậy dường như ít thu hút được sự chú ý của người lao động.

Theo số liệu từ các nhà chức trách Trung Quốc, tỷ lệ lao động nhập cư làm việc trong lĩnh vực sản xuất đã giảm xuống còn 28% vào năm ngoái, thấp hơn 10% so với 15 năm trước. Trái lại, có tới 54% lao động nhập cư làm việc lĩnh vực dịch vụ (nơi có mức lương thấp hơn lĩnh vực sản xuất), con số này tăng 11% chỉ sau 10 năm.

Doanh nghiệp sản xuất đang phải đối mặt với những thách thức lớn trong việc bảo đảm an toàn cho người lao động của họ. Khi cơ quan thống kê tiến hành khảo sát hơn 90.000 doanh nghiệp sản xuất vào năm 2021, có tới 44% doanh nghiệp cho biết rằng khó khăn trong tuyển dụng là một trong những vấn đề quản lý lớn nhất của họ.

Với 60% người trẻ tiếp tục học cao hơn tại các trường đại học, sự ưu tiên cho các công việc văn phòng ngày càng cao. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm thanh niên vượt qua con số 15%, gấp ba lần so với tỷ lệ thất nghiệp của tổng dân số, tuy nhiên chỉ có rất ít sinh viên tốt nghiệp đại học chuyển hướng sang làm các công việc có liên quan đến ngành sản xuất.

Đồng thời, trong bối cảnh nhu cầu về nguồn nhân lực ngày càng tăng, đặc biệt là trong các lĩnh vực đang nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ chính phủ như xe điện. Bộ Nhân lực và An sinh xã hội Trung Quốc dự báo rằng ngành sản xuất ô tô có thể đối mặt với sự thiếu hụt lao động lên đến 30 triệu người vào năm 2025.

Sự đan xen giữa khủng hoảng lao động và tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đang gây áp lực lên chi phí lao động.

Mức lương trung bình trong ngành sản xuất của khu vực tư nhân đã tăng 2,4 lần trong 10 năm tính đến năm 2022.

Trong khi đó, thu nhập trung bình hàng tháng của lao động nhập cư tăng 80% trong 10 năm tính đến năm 2023.

Chi phí sản xuất ở Trung Quốc hiện cao hơn ở một số quốc gia khác. Theo một cuộc khảo sát của Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản, mức lương cơ bản hàng tháng tại các công ty sản xuất Nhật Bản mở rộng sang Trung Quốc là 576 USD vào năm 2023. Tuy nhiên, mức lương cơ bản này đã đạt ở mức tương đương với các công ty Nhật Bản hoạt động ở Thái Lan cách đây 10 năm, con số này hiện đã cao hơn 40%.

Cho đến nay, với lợi thế nguồn lao động rẻ và dồi dào, Trung Quốc đã thu hút các công ty nước ngoài nhưng căng thẳng với Mỹ và các rủi ro địa chính trị khác đã thúc đẩy sự đổi mới sang chiến lược kinh doanh “Trung Quốc + 1” hướng tới giảm phụ thuộc vào nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Xu hướng này có thể được đẩy nhanh tốc độ khi lực lượng lao động nhập cư già đi đẩy chi phí lên cao.

Theo Nikkei Asia
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).