Kỳ bí khu rừng thiêng "bất khả xâm phạm" ở Quảng Nam

Rừng rất “linh” nên không ai dám vào phá, nếu làm gì “phạm thượng” thì sẽ bị “vong linh” được thờ tại đây phạt cho ốm đau nặng ngay lập tức.
Kỳ bí khu rừng thiêng "bất khả xâm phạm" ở Quảng Nam

Thôn 3 xã Quế Hiệp, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam bốn bề giáp núi, núi bao bọc quanh làng, con đường độc đạo dẫn lối vào cũng phải trèo qua một con dốc đá lởm chởm…Hiện nay, gần hết rừng nơi đây đã chuyển thành rừng keo với mục đích phát triển kinh tế thế nhưng lạc giữa những cánh rừng keo lai bạt ngàn ấy có một khu rừng rậm còn rất nguyên sinh.

Người dân ở đây gọi đó là khu rừng miếu cấm, khu rừng thiêng “bất khả xâm phạm”, nơi họ thờ tự những linh vị của các đấng khai sáng lập làng. Hai mươi năm qua, cây keo lai đã làm cho thôn 3 thay da đổi thịt. Tuy vậy, khu rừng miếu cấm linh thiêng “bất khả xâm phạm” vẫn tồn tại dù chiến tranh bom rơi đạn lạc.

Kỳ bí khu rừng thiêng "bất khả xâm phạm" ở Quảng Nam - anh 1

Con đường nhỏ dẫn vào miếu cấm, nơi "bất khả xâm phạm" của thôn 3.

Theo sự dẫn đường của A Tín (25 tuổi), một chàng trai sinh ra và lớn lên tại xã Quế Hiệp, chúng tôi vượt băng qua con dốc đá gồ ghề lởm chởm vì những hố ngang hố dọc do các xe múc đào lên đang trong quá trình nâng cấp tuyến đường đi đến khu vực rừng miếu cấm thôn 3. Tuyến đường cấp 4 này được Chính phủ nâng cấp lên thành một con đường bê tông khá bề thế, rộng 7m bề ngang với chiến lược nối liền vùng đồng bằng miền đông Quảng Nam với miền tây rừng núi Trường Sơn.

Con đường vừa mang giá trị kinh tế, vừa mang giá trị chiến lược quân sự này đi qua khu rừng cấm miếu thiêng ở đoạn cuối làng thôn 3. Từ đường chính dễ dàng nhìn thấy bức bình phong và những trụ đá được người dân dựng lên để thờ phụng, nhang khói quanh năm.

Kỳ bí khu rừng thiêng "bất khả xâm phạm" ở Quảng Nam - anh 2

Ông Ngô Cữu đang kể lại những câu chuyện về rừng miếu cấm.

Ông Ngô Cữu năm nay 74 tuổi, một cao niên trong thôn, người thường có mặt tế lễ trong các lần làng tổ chức lễ cúng rừng cho biết: “Để khu rừng này còn nguyên sinh vậy là do rừng rất “linh” nên không ai dám vào phá, hay “phạm thượng”. Ai làm gì “phạm thượng” thì sẽ bị “vong linh” được thờ tại đây phạt cho ốm đau nặng ngay lập tức. Không những vậy, người lạ vào đó chặt cây, phá rừng… còn bị chính quyền thôn, xã phạt hành chính rất nặng. Cũng vì vậy khu rừng vẫn nguyên vẹn từ xưa cho đến nay”.

Người dân thôn 3 không biết nguồn gốc khu rừng cấm có từ bao giờ, xưa kia nơi đây thuộc vùng đất của người Chiêm Thành (Chăm), sau này họ di cư đi vùng khác. Đầu thế kỉ 15, nhiều cư dân miền Bắc vào khai hoang lập ấp ở khu vực Đàng Trong, tổ tiên của người dân thôn 3 cũng vào khai hoang làng ở thời kỳ này.

Thời kỳ này, khu vực thôn 3 giờ đây do những người thuộc các dòng họ Đinh, Phạm, Ngô, Trần, Lê, Nguyễn, Đỗ, Đoàn đến khai phá. Từ một vùng đất hoang cây cối rậm rạp, đầy những vắt rừng, rắn rết, qua thời gian được những người dân khai hoang thành một làng quê. “Khu rừng cấm này chính là khu rừng nguyên sinh được giữ gìn trọn vẹn từ thời khai làng cho đến giờ. Rừng cấm này là nơi chúng tôi thợ phụng thần làng và những đấng khai hoang lập làng trong những buổi đầu.

Các chư vị tổ đứng đầu các dòng họ sau khi mất đi họ ở với nhà thờ tộc một thời gian, rồi sau đó được “phong thần, làm quan” rồi được chuyển ra thờ tự ngoài miếu làng ở khu rừng cấm này. Vì thế nơi này là nơi tôn nghiêm, không ai được đến quấy phá. Người dân trong thôn ai cũng tôn trọng cánh rừng này lắm, bởi người ta biết tổ tiên của mình đang yên nghĩ tại đây, không ai dám xâm phạm đâu!”.

Trong những năm kháng chiến chống Pháp, khu rừng miếu cấm chính là nơi đặt cơ sở của tổ chức cách mạng. Chính tại nơi đây, suốt thời gian năm 1941 - 1942, cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Chí Công đã từng sống và hoạt động. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, bao nhiêu lần quân Mỹ Ngụy cố gắng tiếp cạnh rừng miếu cấm để triệt phá căn cứ cách mạng của ta nhưng ý đồ của chúng chưa bao giờ thực hiện được.
Khu rừng cấm chỉ rộng 6 hec, nhưng ngày đó lính Mỹ - Ngụy chưa bao giờ xâm nhập vào được bên trong để thực hiện mục đích đánh phá bởi cứ đi vào là lạc đường hoặc bị cây cối chằng chịt chặn lối. Quá cay cú vì điều này, Mỹ đã cho máy bay ném bom căn cứ rừng cấm miếu. Và trong một lần như vậy vào năm 1963, miếu thờ tại khu rừng cấm đã bị bom Mỹ phá sập…
Kỳ bí khu rừng thiêng "bất khả xâm phạm" ở Quảng Nam - anh 3

Lễ rước vong linh tại rừng miếu cấm vào đình làng.

Sau hòa bình, đau đáu với việc miếu thờ bị đổ nát tan hoang, người dân thôn 3 đã chuyển miếu vào bên trong làng. Tại đây, người dân đã dựng lên một ngôi đình khang trang để thờ phụng. Khu miếu hoang về sau được người dân dựng hẳn một bình phong và những bệ thờ, 3 năm một lần, cứ đến ngày 8/1 Âm lịch lại tổ chức rước vong linh của những ai đang “trú ngụ” tại khu rừng cấm vào bên trong đình làng để thờ phụng nhang khói.
Ba năm một lần, người dân thôn 3 lại tổ chức lễ rước những vong linh đang “trú” tại rừng vào đình làng, để tổ chức lễ cùng rừng cấm và rước linh, chỉ có các bậc cao niên, hoặc là trưởng tộc, có uy tín, có đạo đức trong làng mới được đứng ra tế lễ. Điều kiện để tế lễ rất nghiêm ngặt, trong vòng 1 tuần lễ, những người sẽ tham gia tế lễ phải tịnh chay hoàn toàn, không được sát sanh, quan hệ trai gái…
Khu rừng miếu cấm được người dân kính trọng như kính các tiên vị đã đứng ra khai phá ngôi làng, chính quyền xã cũng rất chú trọng việc bảo vệ khu rừng. Hiện nay, chính quyền xã đã phối hợp với thôn thành lập một ban bảo vệ, có nhiệm vụ ngăn chặn những ai có ý định vào khu rừng để khai thác gỗ hay cây cảnh. Người dân, ai có việc gì cần vào khu rừng đều phải làm đơn xin phép chính quyền. Cũng vì những quy định nghiêm ngặt vậy nên khu rừng cho đến giờ vẫn còn nguyên vẹn.

Theo Phương nam

Xem thêm:

1. Nghệ nhân cuối cùng ở làng thủy tổ quan họ còn lưu giữ điệu Hừ La

2. Không gian văn hóa Mường: “Giấc mơ hồi sinh” nhà Lang

3. Kì lạ vợ chồng bàng cổ thụ che chở cho dân làng

Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
(Ngày Nay) - Từ ngày 27/4, ngày đầu tiên của dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, khách du lịch sẽ không được mang các sản phẩm nhựa dùng một lần ra các xã đảo của huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), cụ thể gồm 5 xã đảo: Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Thắng Lợi, Bản Sen.
Trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
Trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
(Ngày Nay) - Sáng 27/4, tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang lần thứ 3, năm 2024, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành. Sự kiện đã thu hút hàng nghìn du khách và nhân dân tới tham dự.
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
(Ngày Nay) - Ngày 26/4, hãng hàng không Japan Airlines của Nhật Bản cho biết mới đây hãng đã phải hủy một chuyến bay từ thành phố Dallas (Mỹ) tới Tokyo sau khi tiếp nhận thông tin từ cảnh sát địa phương rằng cơ trưởng của chuyến bay này có hành vi gây rối tại khách sạn do say rượu.
Hiện tại, UBND tỉnh Hà Nam và UBND thị xã Duy Tiên đã vào cuộc xử phạt hành chính đồng thời nghiêm cấm tổ chức hoạt động biểu diễn tại quán H2 CLub.
Vụ quán H2 Club ở Hà Nam: Nghiêm cấm hành vi tổ chức biểu diễn trái phép
(Ngày Nay) - Sau khi Ngày Nay đăng tải loạt bài viết phản ánh việc quán bar H2 Club tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục, phản cảm; hoạt động “chui” khi chưa đủ điều kiện được phép kinh doanh; cùng một số dấu hiệu vi phạm khác; UBND tỉnh Hà Nam và UBND thị xã Duy Tiên đã vào cuộc xử phạt hành chính đồng thời nghiêm cấm tổ chức hoạt động biểu diễn.
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.