Lan tỏa tình yêu nghệ thuật đến với công chúng trong bối cảnh dịch COVID-19

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trước tình hình giãn cách xã hội kéo dài, nhiều chương trình truyền hình không thể tiến hành ghi hình tại trường quay, sáng kiến ghi hình, biểu diễn tại nhà đang được đông đảo giới văn, nghệ sỹ sân khấu tại TP Hồ Chí Minh hưởng ứng.
Tiết mục đờn ca tài tử do Trung tâm ca nhạc nhẹ TP Hồ Chí Minh biểu diễn. Ảnh (tư liệu) minh họa: Thu Hương/TTXVN
Tiết mục đờn ca tài tử do Trung tâm ca nhạc nhẹ TP Hồ Chí Minh biểu diễn. Ảnh (tư liệu) minh họa: Thu Hương/TTXVN

Đây không chỉ là cầu nối để đưa những chương trình nghệ thuật biểu diễn đầy sức sống đến với công chúng trong bối cảnh hiện nay mà còn truyền đi thông điệp tích cực trong mùa dịch.

Nhanh chóng bắt kịp xu hướng

Sống tại tâm dịch TP Hồ Chí Minh, nhiều nghệ sỹ sân khấu cũng mạnh dạn đầu tư thiết bị cần thiết để ghi âm, ghi hình chất lượng, chuyển tải đến với khán giả kịp thời.

Đi đầu trong xu hướng này có thể kể đến Nghệ sỹ ưu tú Kim Tử Long và vợ là nghệ sỹ Trinh Trinh. Cả hai đều là những nghệ sỹ tâm huyết, dốc lòng luyện tập, thu âm, ghi hình rồi chỉnh sửa, biên tập…, thậm chí huy động cả người nhà tham gia trong quá trình ghi âm, ghi hình.

Theo Nghệ sỹ ưu tú Kim Tử Long, thực hiện biểu diễn tại nhà trong thời gian qua đã không còn xa lạ với nhiều nghệ sỹ, nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp. Nghệ sỹ không thể biểu diễn vừa mất đi cơ hội làm nghề, vừa mất đi thu nhập chính đáng từ nghề nghiệp. Nếu không tìm cách để tiếp tục biểu diễn, người nghệ sỹ sẽ khó duy trì và phát triển chuyên môn của mình.

Tương tự, Nghệ sỹ ưu tú Lê Tứ và nghệ sỹ Hà Như thuộc đoàn Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang cũng tự thực hiện các video ca cổ tại nhà. Nghệ sỹ Hà Như cho rằng, biểu diễn ở nhà tuy gọn nhẹ nhưng cũng đòi hỏi sự công phu, chăm chút. Khi tự tay mình thực hiện ghi hình mới thấm thía nỗi khổ của đội ngũ biên tập viên, kỹ thuật phòng thu, phòng dựng ở các đài truyền hình. Tuy đây chỉ là giải pháp tình thế nhưng được xem là phương án tối ưu khi dịch bệnh còn trong giai đoạn diễn biến phức tạp, vừa giúp chị đỡ nhớ nghề diễn, vừa lan tỏa tinh thần lạc quan trong mùa dịch.

Chia sẻ thêm về việc tự ghi hình tại nhà, Nghệ sỹ nhân dân Tiến Dũng cho biết anh đã tự trang bị cho mình những thiết bị âm thanh để khi thực hiện thu âm sẽ đảm bảo mượt mà, đạt chất lượng tốt nhất. Cùng với đó, các nghệ sỹ trong giai đoạn này cũng cần phải tìm hiểu về công nghệ, tự trang bị cho mình những thiết bị, kỹ thuật số để hỗ trợ cho công việc của mình.

Dưới sự dẫn dắt của nghệ sỹ Hồng Trang, nhóm kịch Đời đã có 3 buổi lên sóng trực tiếp các trích đoạn kịch. Sau vở “ Tô Ánh Nguyệt” và “Hai Hợi hồi hương” nhận được sự hưởng ứng tích cực của khán giả xem qua các nền tảng số, nhóm kịch Đời đã tăng cường thêm hai suất diễn tại nhà với vở “Bậu ơi đừng khóc” và “Lá mùa thu”.

Chia sẻ kinh nghiệm về làm kịch trực tuyến, nghệ sỹ Hồng Trang cho biết mỗi nghệ sỹ cần tìm cách tạo điểm nhấn khi biểu diễn tại nhà. Theo đó, từ các “điểm cầu”, các nghệ sỹ, diễn viên cần mở rộng không gian để kết nối kịp thời, lan tỏa được cảm xúc và tạo sự tương tác đến với số đông khán giả thích xem kịch.

Sáng tạo để thích ứng

Ngay từ những ngày đầu trong cuộc chiến chống dịch, khi sân khấu đóng cửa, các hoạt động biểu diễn nghệ thuật phải tạm ngưng, nhiều bài ca, làn điệu chèo, dân ca đã được huy động thực hiện “tại gia” nhanh chóng đưa lên mạng để cổ vũ các y, bác sĩ nơi tuyến đầu, đồng thời cổ vũ tinh thần của quân, dân cả nước trong công tác phòng, chống dịch bệnh.

Bên cạnh đó, các chương trình: “Tần số 15”, “Tâm đầu ý hợp”, “Ca sĩ bí ẩn”, “Bí kíp vàng”; vở kịch “Bậu ơi đừng khóc”, “Lá mùa thu”... được ghi hình từ chính ngôi nhà của các diễn viên là minh chứng sống động về sự sáng tạo của giới văn, nghệ sỹ.

Theo Nghệ sỹ ưu tú Ca Lê Hồng, người gắn bó hơn 60 năm với sân khấu truyền thống trong nhiều vai trò và góc nhìn nghệ thuật, cho rằng, việc biểu diễn tại nhà là cách sáng tạo rất đáng ghi nhận của các nghệ sỹ tại TP Hồ Chí Minh, đồng thời tạo được sức lan toả tới số đông văn, nghệ sỹ tại thành phố. Sự tương tác trực tuyến sẽ thúc đẩy sáng tạo cho các kịch mục biểu diễn tại nhà.

Với nhiều hình thức biểu diễn mới, các nghệ sỹ buộc phải có sự sáng tạo để thích ứng với không gian biểu diễn của mình, mỗi nghệ sỹ đều đang cố gắng xây dựng các thủ pháp dàn dựng riêng. Chính nhờ những điều này mà các chương trình biểu diễn nghệ thuật không bị “đứt gãy” mà vẫn đảm bảo mang đến những nội dung mới mẻ, tươi vui, cổ vũ tinh thần lạc quan cho người dân trong bối cảnh dịch bệnh.

Gắn bó và có nhiều kinh nghiệm trong đào tạo và diễn xuất lĩnh tại vực sân khấu hơn 55 năm, nghệ sỹ Mỹ Chi cho rằng, trong quá trình sản xuất chương trình truyền hình, để vận hành và phối hợp trơn tru giữa các bộ phận là chuyện không đơn giản. Vì vậy, khi ghi hình biểu diễn tại nhà, mọi thứ đều do chính nghệ sỹ phải làm nên còn gặp nhiều bỡ ngỡ, khó khăn. Tuy vậy, chị gặp may mắn khi được các bạn diễn viên trẻ trong Câu lạc bộ Sân khấu Lạc Long Quân hướng dẫn, hỗ trợ cho việc chuẩn bị máy móc, cân chỉnh khung hình, thu âm, thu tiếng, bấm nhạc, làm cảnh... phục vụ cho việc ghi hình tại nhà.

Theo Nghệ sỹ ưu tú Kim Tử Long, tuy thành quả nghệ thuật mang lại không thể đạt 100% như mong muốn nhưng sau mỗi lần “lên sóng” được khán giả đón nhận và phản hồi tích cực, các nghệ sỹ có thêm động lực để nỗ lực hơn, thích nghi và ứng phó với tình huống dịch bệnh mà họ lần đầu tiên trong đời trải qua.

Ở góc độ chuyên môn, Nghệ sỹ nhân dân Trần Minh Ngọc (giảng viên Trường Sân khấu Điện ảnh TP Hồ Chí Minh) cho rằng dịch bệnh đã dựng “rào chắn” giữa nghệ sỹ và khán giả. Thấu hiểu và quyết định “sống chung với dịch bệnh”, nhiều nghệ sỹ sân khấu đã tự thực hiện các tiết mục tại nhà, đưa lên nền tảng kỹ thuật số để làm phong phú món ăn tinh thần cho công chúng, đó là những hành động đáng biểu dương, khen ngợi trong thời điểm này. Mong rằng, những tiết mục của các nghệ sỹ sân khấu sẽ tiếp tục được lan tỏa.

Thí sinh tại điểm thi Trường THPT Đoàn Kết, quận Hai Bà Trưng. Ảnh tư liệu: Hoàng Hiếu/TTXVN
Học sinh Hà Nội mong phương án tuyển sinh lớp 10 sớm được công bố
(Ngày Nay) - Năm học 2024 - 2025 đã đi qua gần hết học kỳ 1, song các nhà trường, học sinh lớp 9 và phụ huynh trên cả nước vẫn chưa biết phương án tuyển sinh lớp 10 năm học tới. Cùng với các địa phương, thành phố Hà Nội chưa thể “chốt” được phương án tuyển sinh lớp 10 vì còn chờ Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố quy chế tuyển sinh.
Dự án Khu nhà ở cao cấp Vạn Thuận – Tây Thăng Long (phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) do Công ty TNHH Xuân Trường Hoành Bồ làm chủ đầu tư.
Hà Nội: Sau đấu giá, quy hoạch nhà ở cao tầng được điều chỉnh về thấp tầng
(Ngày Nay) - Ô đất TT-07 (tên cũ là CT–04, nằm tại phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) trước đây từng được quy hoạch để thực hiện dự án nhà ở chung cư cao tầng. Tuy nhiên, sau khi kết quả trúng đấu giá được phê duyệt, ô đất này bất ngờ được thay đổi quy hoạch thành đất ở thấp tầng, để thực hiện dự án Khu nhà ở cao cấp Vạn Thuận – Tây Thăng Long.
Kiến tạo tương lai cùng AI
Kiến tạo tương lai cùng AI
(Ngày Nay) - Việc công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) lần đầu tiên được sử dụng để xử lý các câu hỏi trong chương trình “Giao lưu trực tuyến” với người dân vào ngày 19/12 tới của Tổng thống Nga Vladimir Putin, đã chứng minh rằng khai thác tiềm năng và sức mạnh của AI trong mọi lĩnh vực đang trở thành xu hướng chủ đạo trên thế giới.