Lao động nhập cư và điểm mù trong pháp lý

0:00 / 0:00
0:00
Chương trình cấp phép làm việc cho lao động nước ngoài (EPS) của  Hàn Quốc đang bị chỉ trích mạnh vì các bất cập trong đảm bảo lợi quyền của người lao động.
Người lao động nhập cư và các nhà hoạt động địa phương yêu cầu chính phủ cho phép lao động nhập cư được tự do chuyển đổi công việc, tại một cuộc biểu tình ở trung tâm Seoul, ngày 25/04. (Ảnh: Thông tấn Yonhap)
Người lao động nhập cư và các nhà hoạt động địa phương yêu cầu chính phủ cho phép lao động nhập cư được tự do chuyển đổi công việc, tại một cuộc biểu tình ở trung tâm Seoul, ngày 25/04. (Ảnh: Thông tấn Yonhap)

Chiranjibi Rijal, 31 tuổi, một công nhân nhập cư từ Nepal, nhập cảnh vào Hàn Quốc vào tháng 5 năm 2019 theo chương trình Cấp phép làm việc cho lao động nước ngoài (EPS). Anh được phân công làm việc tại một nhà máy da ở Yangju, tỉnh Gyeonggi.

Mặc dù khối lượng công việc nặng nề và chủ sử dụng lao động từ chối trả tiền làm thêm giờ, nhưng Rijal cho biết, năm đầu tiên làm việc tại Hàn Quốc của anh “có thể chấp nhận được”. Mọi chuyện chỉ thay đổi sau khi một đám cháy bùng phát do nổ lò hơi tại nhà máy vào tháng 1 năm 2020. Vụ hỏa hoạn đã lấy đi mạng sống của 2 đồng nghiệp và khiến 8 người khác bị thương nặng. Fijal may mắn sống sót, nhưng anh bị sang chấn tâm lý.

"Tôi gặp ác mộng về vụ nổ và luôn cảm thấy lo lắng. Tôi được chẩn đoán mắc chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý, nhưng ông chủ đã từ chối hỗ trợ nên tôi phải điều trị bằng tiền của mình", Rijal kể với The Korea Times.

Nhưng ngay cả khi chưa kịp bình phục, Rijal đã phải trở lại làm việc. Anh tiếp tục kể: “Mặc dù cơ quan quản lý lao động đã cảnh báo chúng tôi không nên đến xưởng trong vòng một tháng vì các vấn đề an toàn, nhưng ông chủ vẫn ra lệnh phải quay lại làm việc. Chúng tôi rất sợ hãi, một vụ nổ khác có thể xảy ra”.

Bên cạnh đó, việc tiếp xúc với các hóa chất độc hại trong quá trình thuộc da mà không có dụng cụ bảo hộ thích hợp đã ảnh hưởng đến sức khỏe của Rijal. “Sau khi cảm thấy có một khối u trong cổ họng, tôi đã đến bệnh viện và được thông báo nó có thể phát triển thành bệnh mãn tính, thậm chí là ung thư nếu tôi còn tiếp tục làm việc ở đó”, anh nói.

Lao động nhập cư và điểm mù trong pháp lý ảnh 1

Cơ quan chức năng điều tra đống đổ nát của nhà máy da ở Yangju, tỉnh Gyeonggi, nơi Chiranjibi Rijal từng làm việc. (Ảnh: Thông tấn Yonhap)

Kết quả là Rijal muốn tìm một công việc khác.

Nhưng theo quy định của EPS, anh không thể chuyển đổi công việc mà không có sự đồng ý của chủ lao động, người đã đe dọa sẽ gửi anh trở lại Nepal nếu anh không tới nơi làm việc. Rijal đã phải mất hơn bảy tháng để được chuyển sang công việc mới. Dưới sự giúp đỡ của các nhà hoạt động xã hội, anh đã chuyển đến một nhà máy sản xuất linh kiện ô tô ở Hwaseong, tỉnh Gyeonggi.

“Cậu ấy thật may mắn. Nhiều lao động nhập cư bị ngược đãi khác đã không thể chuyển việc do chủ lao động không đồng ý”, Kim Dal Seong, người đứng đầu Trung tâm Hỗ trợ Di cư Pocheon, và cũng là người đã giúp đỡ Rijal cho biết. “Nó giống như một chế độ nô lệ còn tồn tại giữa thời hiện đại”.

Tai nạn thương tích tại nơi làm việc, thanh toán chậm trễ và bị ngược đãi bởi chủ sử dụng lao động là những lý do phổ biến khiến lao động nhập cư và cả người mang quốc tịch Hàn Quốc muốn chuyển việc.

Nhưng không may, việc chuyển đổi này thường rất khó khăn với lao động nhập cư vào Hàn Quốc theo diện EPS, một chương trình do Bộ Lao động và Việc làm của nước này điều hành.

Ra đời vào năm 2004, EPS đã mang lượng lượng nhân lực ổn định đến từ 16 quốc gia để lấp đầy hạn ngạch trong 4 lĩnh vực tại Hàn Quốc, đó là Sản xuất chế tạo, Xây dựng, Nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản và Nông nghiệp.

Những người duy trì việc làm cùng với một chủ sử dụng lao động duy nhất trong vòng 4 năm 10 tháng sẽ được gọi là những “lao động chuyên cần”. Và những lao động này sẽ có một cơ hội để nhập cảnh trở lại sau ba tháng chờ đợi.

Về mặt pháp lý, trong thời gian lưu trú, lao động nhập cư theo diện EPS được phép thay đổi công việc tối đa 5 lần, trong trường hợp hợp đồng chấm dứt hoặc hết hạn.

Họ cũng có thể “yêu cầu” chấm dứt hợp đồng vì những lý do khác, chẳng hạn như bị chủ lao động tấn công hoặc quấy rối tình dục, bị chậm trả lương hoặc nhà ở không đạt tiêu chuẩn. Để đưa ra yêu cầu này, người lao động cần nộp bằng chứng cho thấy họ bị ngược đãi và nhận được sự chấp thuận của người chủ sử dụng lao động để kết thúc hợp đồng.

Theo các nhóm bảo vệ quyền lợi cho lao động nhập cư, những yêu cầu khắt khe như vậy khiến người lao động hầu như không thể chuyển đổi công việc.

Các nhà hoạt động vì quyền lợi của lao động nhập cư cho rằng, thay vì nêu những lý do cho phép chuyển đổi công việc, một yêu cầu làm hạn chế đáng kể quyền lợi của họ, thì Bộ Lao động và Việc làm Hàn Quốc nên để những người nhập cư có quyền tự do chuyển đến nơi làm việc khác nếu thấy không phù hợp.

Lao động nhập cư và điểm mù trong pháp lý ảnh 2

Các nhà hoạt động xã hội kêu gọi có chỗ ở tốt hơn cho lao động nhập cư vào ngày 09/02. (Ảnh: Thông tấn Yonhap)

“Nhiều lao động nhập cư chấp nhận những nơi ở tồi tàn, bị chủ lạm dụng bằng lời nói hoặc thể xác, nhưng họ vẫn do dự trong việc lên tiếng hoặc đi tìm một công việc khác. Bởi duy trì mối quan hệ tốt với chủ doanh nghiệp là chìa khóa để họ có cơ hội quay trở lại Hàn Quốc một lần nữa”, Kim Dal Seong cho biết.

Đa số lao động nước ngoài lo ngại họ không được công nhận là “công nhân chuyên cần” nếu dính líu đến các tranh chấp với chủ sử dụng, ông nói thêm.

Kim Dal Seong lập luận rằng, EPS với 17 năm tuổi đã trao quá nhiều quyền lực vào tay các chủ doanh nghiệp, đồng thời đẩy người lao động vào tình thế dễ bị đối xử bất công và lạm dụng. Chính sự làm ngơ của chính phủ Hàn Quốc với vấn đề này đã biến EPS thành “chế độ nô lệ thời hiện đại”, vi phạm các quyền cơ bản của con người và quyền của những người lao động nhập cư.

Shehk al Mamun, một công nhân nhập cư nay đã trở thành nhà hoạt động xã hội đến từ Bangladesh, cho rằng việc để người lao động có quốc tịch nước ngoài được tự do thay đổi công việc sẽ giải quyết một cách tự nhiên vấn đề hiện tại.

“Nếu người lao động được phép lựa chọn nơi làm việc, các chủ doanh nghiệp sẽ phải nỗ lực cải thiện điều kiện nhà xưởng để thu hút họ. Trong bối cảnh đó, gánh nặng của các cơ quan quản lý lao động cũng được giảm bớt khi không phải giám sát và ngăn chặn những vụ bóc lột ở nơi làm việc”, anh nói.

Kim Dal Seong và Shehk al Mamun cho biết, một bộ phận lao động nhập cư đã tích cực yêu cầu Bộ Lao động và Việc làm Hàn Quốc thảo luận nghiêm túc về vấn đề trên, nhưng những quan chức này đã từ chối, vì tin rằng việc trao quyền cho lao động nhập cư sẽ làm giảm cơ hội việc làm của công dân Hàn Quốc.

Về vấn đề này, al Mamun nói, “việc sử dụng lao động nước ngoài bị giới hạn nghiêm ngặt trong một số ngành. Ngoài ra, do hợp đồng của người nhập cư diện EPS được chính phủ giám sát rất chặt chẽ, nên không thể có việc nguồn nhân lực này đổ sang các ngành công nghiệp khác.”

“Chúng tôi không yêu cầu chính phủ mở rộng danh mục các ngành nghề cho lao động nhập cư. Tất cả những gì chúng tôi yêu cầu là họ được lựa chọn nơi làm việc, cũng như được đối xử nhân đạo", Kim nói.

EPS là viết tắt của Employment permit system (Hệ thống cấp phép làm việc). EPS sử dụng cho lao động nước ngoài làm việc tại Hàn Quốc, giúp họ được hưởng các chế độ như các lao động tại quốc gia này.

Hiện tại, Bộ Lao động và Việc làm Hàn Quốc đã ký Bản ghi nhớ với 15 quốc gia nằm trong chương trình EPS, bao gồm: Việt Nam, Trung Quốc, Mông Cổ, Lào, Campuchia, Thái Lan, Indonesia, Philippines, Pakistan, Bangladesh, Nepal, Myanmar, Uzbekistan, Kyrgyzstan, Srilanka, Đông Timo.

Theo The Korea Times

Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.