LHQ kêu gọi các nước phát triển đóng góp thêm để bảo tồn đa dạng sinh học

0:00 / 0:00
0:00
Các nước phát triển cần hỗ trợ tài chính mạnh mẽ cho các nước ở Nam Bán cầu. Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres đã đưa ra lời kêu gọi trên trong phát biểu ngày 6/12 tại lễ khai mạc Hội nghị lần thứ 15 Các bên tham gia Công ước LHQ về đa dạng sinh học (COP15) ở thành phố Montreal (Canada).
LHQ kêu gọi các nước phát triển đóng góp thêm để bảo tồn đa dạng sinh học

Theo Tổng Thư ký LHQ, các thể chế tài chính quốc tế và các ngân hàng phát triển đa phương cần điều chỉnh danh mục đầu tư phù hợp với việc bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học. Ông khẳng định các nước đang phát triển không thể một mình gánh vác gánh nặng.

Bên cạnh đó, Tổng Thư ký Guterres cũng kêu gọi thực hiện các kế hoạch quốc gia nhằm thay đổi việc trợ cấp và miễn giảm thuế đối với các hoạt động có thể hủy hoại thiên nhiên, cũng như công nhận và bảo vệ các quyền của người bản địa và các cộng đồng địa phương. Các lĩnh vực tư nhân cần nhận thức rằng lợi nhuận và bảo vệ thiên nhiên cần song hành với nhau. Người đứng đầu LHQ nêu rõ: "Chúng ta phải nhận trách nhiệm về những thiệt hại mà chúng ta đã gây ra và hành động để khắc phục những thiệt hại này".

Trong khi đó, phát biểu trước thềm hội nghị, Thủ tướng Canada Justin Trudeau nhấn mạnh để COP15 đạt được thành công, Canada sẽ hợp tác với các đối tác quốc tế nhằm đạt được thỏa thuận về Khung đa dạng sinh học toàn cầu sau năm 2020 (GBF). Hướng tới mục tiêu này, Canada sẽ cung cấp một khoản đóng góp mới trị giá 350 triệu CAD (khoảng 255 triệu USD) nhằm giúp các nước đang phát triển thúc đẩy các nỗ lực bảo tồn và hỗ trợ việc thực hiện GBF trong tương lai. Khoản tiền này bổ sung cho hơn 1 tỷ CAD Canada đã cam kết hỗ trợ các dự án hành động về khí hậu nhằm giải quyết các tác động của biến đổi khí hậu đối với sự mất mát đa dạng sinh học ở các nước đang phát triển.

Theo kế hoạch, phần thứ hai của COP15 - diễn ra sau phần thứ nhất được tổ chức tại Côn Minh (Trung Quốc) hồi năm ngoái, chính thức bắt đầu từ ngày 7/12 và kéo dài đến ngày 19/12. Trung Quốc tiếp tục đảm nhiệm vai trò Chủ tịch COP15. Với chủ đề "Nền văn minh sinh thái: Xây dựng tương lai chung cho mọi sự sống trên Trái Đất", đại diện của 196 quốc gia thành viên của Công ước LHQ về Đa dạng sinh học (CBD) sẽ cùng thảo luận nhằm tìm kiếm một thỏa thuận đa dạng sinh học toàn cầu mới, giúp bảo vệ các hệ sinh thái và các loài sinh vật khỏi những hành vi tàn phá của con người.

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).