Liên hoan Tiếng hát Đường 9 xanh năm 2019

Liên hoan sẽ diễn ra từ ngày 20 – 26/7 tại tỉnh Quảng Trị với sự tham gia của các nghệ sĩ đến từ Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, Vương quốc Campuchia cùng nghệ sĩ thuộc 10 đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp ca múa nhạc trong cả nước…
"Bước chân trên dải Trường Sơn" - một tiết mục giàu ý nghĩa của Nhà hát nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc sẽ tham dự Liên hoan. Ảnh: hanoimoi
"Bước chân trên dải Trường Sơn" - một tiết mục giàu ý nghĩa của Nhà hát nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc sẽ tham dự Liên hoan. Ảnh: hanoimoi

Chuỗi sự kiện do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Quảng Trị chủ trì, Cục Nghệ thuật biểu diễn, Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Trị tổ chức nhân kỷ niệm 72 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2019).

Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông cho biết: " Liên hoan Tiếng hát Đường 9 xanh là hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp diễn ra 3 năm một lần, để các đơn vị nghệ thuật trong và ngoài công lập thể hiện thành quả lao động, sáng tạo về đề tài chiến tranh cách mạng. Liên hoan còn có ý nghĩa quan trọng trong việc thắt chặt tình đoàn kết, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển giữa 3 nước Campuchia - Lào - Việt Nam. 

Liên hoan còn thể hiện sự tri ân các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống trên con đường 9 – Khe Sanh khốc liệt năm xưa và chiến trường Trường Sơn vì độc lập, tự do của Tổ quốc, đồng thời bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc các mẹ Việt Nam anh hùng, các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có công đã hi sinh xương máu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc".  

Tham gia Liên hoan năm nay có hàng trăm nghệ sỹ, diễn viên đến từ 10 đơn vị nghệ thuật trong và ngoài công lập gồm: Nhà hát ca múa nhạc Quân đội, Nhà hát ca múa nhạc Việt Nam, Nhà hát nhạc Vũ kịch Việt Nam cùng các Đoàn nghệ thuật đến từ các tỉnh Hoà Bình, Hà Giang, Quảng Trị, Hậu Giang, Kon Tum,…Bên cạnh đó còn có sự góp mặt của các nghệ sĩ đến từ Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, Vương quốc Campuchia trong đêm bế mạc Liên hoan và Gala nghệ thuật. 

Với những tiết mục ca múa nhạc hấp dẫn, được dàn dựng công phu có nội dung ca ngợi Đảng, Bác Hồ, tình yêu đất nước, tình đồng đội thiêng liêng; tái hiện những khoảnh khắc thiêng liêng, hào hùng… sẽ để lại trong lòng khán giả nhiều cảm xúc sâu lắng. 

 Mỗi đơn vị sẽ tham gia một chương trình tổng hợp gồm nhiều tiết mục về chủ đề tình yêu quê hương, đất nước, trong đó có ít nhất 30% tiết mục về đề tài chiến tranh cách mạng.

Chia sẻ về cơ cấu xét giải thưởng của Liên hoan, NSND Nguyễn Quang Vinh- Quyền Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn cho biết: Dựa trên các tiêu chí chấm giải, giải thưởng năm nay sẽ được chia thành hai hạng mục chính là giải thưởng dành cho chương trình của các đoàn nghệ thuật xuất sắc và giải thưởng dành cho các cá nhân xuất sắc. Với cơ cấu xét giải như thế này sẽ thể hiện được tính công bằng, minh bạch của Liên hoan.

Cũng trong khuôn khổ Liên hoan, Cục Nghệ thuật biểu diễn sẽ tổ chức thực hiện chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 72 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ với chủ đề “Cung đường huyền thoại”. Chương trình sẽ diễn ra vào 19h30 tối 26/7 tại Quảng trường Nghĩa trang Đường 9 – Khe Sanh.

Chương trình nhằm tuyên truyền, quảng bá về ý nghĩa của Liên hoan nghệ thuật 3 nước Campuchia – Lào – Việt Nam, tôn vinh và tri ân các Anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì độc lập, tư do của Tổ quốc, đồng thời bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc các Mẹ Việt Nam anh hùng, các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có công đã hi sinh xương máu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Liên hoan Tiếng hát Đường 9 xanh năm 2019 ảnh 1
BTC giới thiệu về Liên hoan tiếng hát Đường 9 xanh 2019. Ảnh: qdnd

Chương trình do NSND Nguyễn Quang Vinh – Quyền Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn làm tổng đạo diễn với sự tham gia của nhiều nhạc sĩ, biên đạo múa, nghệ sĩ, ca sĩ tên tuổi như : NSND Thúy Mùi, NSND Tự Long, NSND Lan Hương, NSND Thu Hiền, NSND Thái Bảo, NSƯT Quốc Hưng, NSƯT Đăng Dương, NSƯT Phương Thảo... Bên cạnh các tiết mục ca múa nhạc về cách mạng nổi tiếng sẽ có một tiểu phẩm sân khấu do NSND Tự Long và NSND Thúy Mùi cùng dàn dựng với sự tham gia của các nghệ sĩ kịch nói: NSND Lan Hương, NSƯT Đỗ Kỷ, Thế Bình. Ban Tổ chức mong muốn chương trình “Cung đường huyền thoại” sẽ góp phần phát huy tinh thần yêu nước, tinh thần cách mạng và niềm tin vào sự nghiệp cách mạng của đông đảo người dân, nhất là lớp trẻ.

Trước khi diễn ra chương trình nghệ thuật “Cung đường huyền thoại” vào tối 26/7 sẽ là lễ thắp nến tri ân của các đoàn viên thanh niên tỉnh Quảng Trị tại nghĩa trang Đường 9 – Khe Sanh.

Được biết để tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt này có sự chung tay của nhiều doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân tài trợ.  Các nhà tài trợ sẽ trao tặng 10 sổ tiết kiệm cho 10 Mẹ Việt Nam anh hùng và 200 suất quà cho các thương binh, bệnh binh, các gia đình có công với cách mạng trong chương trình.

Theo Nhà Báo & Công Luận
Hướng đi mới tăng chiều sâu văn hóa, lịch sử cho lễ hội
Hướng đi mới tăng chiều sâu văn hóa, lịch sử cho lễ hội
(Ngày Nay) - Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 do UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức những ngày qua, đã trở thành tâm điểm trên bình diện văn hóa quốc gia, với chuỗi các hoạt động ấn tượng, nhiều màu sắc, mang đến một cách nhìn, cách tiếp cận mới về lịch sử thông qua ngôn ngữ của thơ văn, âm nhạc và công nghệ.
Bác sĩ Chuyên khoa II Võ Trương Quý, Phó Trưởng Khoa Nội A, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi.
Khu vực phía Nam: Trẻ mắc sởi phải nhập viện tăng mạnh
(Ngày Nay) - Liên tục trong những ngày qua, các bệnh viện tuyến cuối tại Thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận nhiều ca trẻ nhập viện do mắc sởi. Bệnh đang lây lan nhanh chóng trong cộng đồng, trong đó nhiều trẻ chưa được tiêm vaccine phòng bệnh hoặc tiêm chưa đủ mũi.
Bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Tản viên Sơn Thánh
Bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Tản viên Sơn Thánh
(Ngày Nay) - Phát tích từ vùng núi Ba Vì, trấn Sơn Tây xưa, Thủ đô Hà Nội ngày nay, tín ngưỡng thờ Tản Viên Sơn Thánh, vị thánh đứng đầu trong "Tứ bất tử" thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, tinh thần đoàn kết cùng ước vọng chinh phục thiên nhiên ngàn đời của người Việt.
Chùa Yên Phú, di sản cổ tự 2.000 năm tuổi ở Hà Nội
Chùa Yên Phú, di sản cổ tự 2.000 năm tuổi ở Hà Nội
(Ngày Nay) - Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong nhng ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Logo chính thức của Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 tại Việt Nam
Logo chính thức của Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 tại Việt Nam
(Ngày Nay) - Chiều ngày 2/12/2024, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự GHPGVN, đồng thời là Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, đã thông báo việc chọn logo chính thức cho sự kiện quan trọng này.
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để bảo tồn, phát huy bền vững giá trị di sản Mỹ Sơn
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để bảo tồn, phát huy bền vững giá trị di sản Mỹ Sơn
(Ngày Nay) - Ngày 3/12, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cùng Đoàn công tác đã đến thăm và chúc mừng Ban Quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn nhân kỷ niệm 25 năm Khu đền tháp Mỹ Sơn (xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) được tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa thế giới (4/12/1999 - 4/12/2024).