Các ước tính toàn cầu hiện tại cho thấy 152 triệu trẻ em đang bị buộc phải làm việc, con số này sẽ được cập nhật vào năm tới, khi tác động của bệnh dịch và các biện pháp cách ly xã hội được đánh giá đầy đủ hơn. .
Ông Guy Ryder, Tổng giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) phát biểu vào Ngày Thế giới Phòng chống Lao động Trẻ em: “Khi đại dịch càn quét, thu nhập hộ gia đình giảm, sẽ có nhiều trẻ em bị buộc phải làm việc thêm để đỡ đần gian đình.”Ông nói thêm: “Bảo vệ xã hội, nhất là đối với nhóm người dễ bị tổn thương, là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong thời kỳ khủng hoảng.”
Lao động trẻ em được xem như một cơ chế đối phó
Giám đốc điều hành của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), bà Henrietta Fore, đã giải thích về việc lao động trẻ em được xem như một cơ chế đối phó với nhiều gia đình như thế nào trong thời kỳ khủng hoảng.
Nghĩ về thế giới hậu COVID, chúng ta cần đảm bảo rằng trẻ em và gia đình có các công cụ cần thiết để vượt qua những tình huống tương tự trong tương lai. Giáo dục chất lượng, dịch vụ bảo trợ xã hội và cơ hội kinh tế tốt hơn có thể là yếu tố thay đổi cuộc chơi.
Phòng học khép kín liên kết với lao động
Nhiều bằng chứng cho thấy lao động trẻ em đã tăng lên liên quan đến việc đóng cửa trường học hàng loạt do đại dịch. Hơn một tỷ thanh thiếu niên ở khoảng 130 quốc gia đã bị ảnh hưởng tính đến thời điểm này.
Ngay cả khi các trường học được mở cửa trở lại, một số phụ huynh có thể không còn đủ khả năng để gửi con cái đi học nữa. ILO và UNICEF đã cảnh báo trong một tuyên bố chung, rằng trẻ em có thể làm việc nhiều giờ hơn hoặc trong điều kiện tồi tệ hơn nếu đại dịch còn tiếp diễn.
Nhiều trẻ em có thể bị bóc lột sức lao động và phải làm những công việc nguy hiểm Sự bất bình đẳng giới có thể ngày càng gay gắt, các bé gái đặc biệt dễ bị bắt lao động quá sức với việc nhà và việc đồng áng.
Đáng lo ngại hơn nữa, nhiều em còn sẽ bị ép phải thực hiện những hình thức lao động tồi tệ nhất một khi các hộ gia đình sẵn lòng sử dụng mọi phương tiện có sẵn để sống sót.
Báo cáo “COVID-19 và lao động trẻ em: Thời kỳ khủng hoảng, thời gian hành động” cũng cho thấy nghèo đói tăng 1% có thể dẫn đến việc tăng ít nhất 0,7% lao động trẻ em tại một số quốc gia.
Nông nghiệp - thách thức chính
Nhận được cảnh báo, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) lưu ý rằng hơn 7 trong 10 trẻ em - 108 triệu - làm việc trong ngành nông nghiệp.
Tiến bộ trong việc loại bỏ lao động trẻ em trong lĩnh vực này đã chậm lại do luật pháp của Chính phủ hạn chế và diễn ra ở các khu vực khó tiếp cận, lực lượng lao động bị phân mảnh và thiếu liên kết, cộng với thực tế là phần lớn lao động trẻ em làm việc cho gia đình, không được trả lương, không có hợp đồng chính thức, theo các tập quán truyền thống lâu đời.
Lao động trẻ em được xem như một cơ chế đối phó
Giám đốc điều hành của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), bà Henrietta Fore, đã giải thích về việc lao động trẻ em được xem như một cơ chế đối phó với nhiều gia đình như thế nào trong thời kỳ khủng hoảng.
Nghĩ về thế giới hậu COVID, chúng ta cần đảm bảo rằng trẻ em và gia đình có các công cụ cần thiết để vượt qua những tình huống tương tự trong tương lai. Giáo dục chất lượng, dịch vụ bảo trợ xã hội và cơ hội kinh tế tốt hơn có thể là yếu tố thay đổi cuộc chơi.
Phòng học khép kín liên kết với lao động
Nhiều bằng chứng cho thấy lao động trẻ em đã tăng lên liên quan đến việc đóng cửa trường học hàng loạt do đại dịch. Hơn một tỷ thanh thiếu niên ở khoảng 130 quốc gia đã bị ảnh hưởng tính đến thời điểm này.
Ngay cả khi các trường học được mở cửa trở lại, một số phụ huynh có thể không còn đủ khả năng để gửi con cái đi học nữa. ILO và UNICEF đã cảnh báo trong một tuyên bố chung, rằng trẻ em có thể làm việc nhiều giờ hơn hoặc trong điều kiện tồi tệ hơn nếu đại dịch còn tiếp diễn.
Nhiều trẻ em có thể bị bóc lột sức lao động và phải làm những công việc nguy hiểm Sự bất bình đẳng giới có thể ngày càng gay gắt, các bé gái đặc biệt dễ bị bắt lao động quá sức với việc nhà và việc đồng áng.
Đáng lo ngại hơn nữa, nhiều em còn sẽ bị ép phải thực hiện những hình thức lao động tồi tệ nhất một khi các hộ gia đình sẵn lòng sử dụng mọi phương tiện có sẵn để sống sót.
Báo cáo “COVID-19 và lao động trẻ em: Thời kỳ khủng hoảng, thời gian hành động” cũng cho thấy nghèo đói tăng 1% có thể dẫn đến việc tăng ít nhất 0,7% lao động trẻ em tại một số quốc gia.
Nông nghiệp - thách thức chính
Nhận được cảnh báo, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) lưu ý rằng hơn 7 trong 10 trẻ em - 108 triệu - làm việc trong ngành nông nghiệp.
Tiến bộ trong việc loại bỏ lao động trẻ em trong lĩnh vực này đã chậm lại do luật pháp của Chính phủ hạn chế và diễn ra ở các khu vực khó tiếp cận, lực lượng lao động bị phân mảnh và thiếu liên kết, cộng với thực tế là phần lớn lao động trẻ em làm việc cho gia đình, không được trả lương, không có hợp đồng chính thức, theo các tập quán truyền thống lâu đời.