Đại dương, một đồng minh của loài người trong trận chiến chống lại Covid-19

(Ngày Nay) - Khi xem xét những rủi ro của sức khỏe cộng đồng, chúng ta có thể không nghĩ đến đại dương như một yếu tố cần chú trọng. Tuy nhiên, ngày càng nhiều minh chứng thể hiện rằng sức khỏe của đại dương gắn chặt với sức khỏe của con người. Một số người có thể ngạc nhiên khi biết rằng các sinh vật được phát hiện ở độ sâu cực đại dưới đáy biển được sử dụng để tăng tốc độ phát hiện COVID-19, và có khả năng, môi trường có thể đưa ra giải pháp cho loài người.
Đại dương, một đồng minh của loài người trong trận chiến chống lại Covid-19

Vi khuẩn được tìm thấy dưới đáy đại dương được sử dụng để tăng tốc xét nghiệm COVID-19. Ông Francesca Santoro, nhà hải dương học và nhà nghiên cứu thuộc Ủy ban hải dương học liên chính phủ của UNESCO (IOC-UNESCO) cho biết: "Đây chỉ là một trong nhiều ứng dụng phi thường của các sinh vật này”. Francesca giải thích rằng đại dương là đồng minh của loài người trong cuộc chiến chống lại đại dịch, không chỉ giúp xét nghiệm mà còn giúp đẩy lùi căn bệnh.

Tìm câu trả lời trong đại dương

Các nhà vi sinh học từ Viện Hải dương học Woods Hole đã phát hiện ra vi khuẩn phát huy tác dụng trong việc đối phó Covid-19. Các vi khuẩn đã được xác định từ nhiều năm trước, và từng hữu ích trong việc chẩn đoán AIDS và SARS. Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Vi sinh học Ứng dụng & Môi trường đã tiếp tục nhận được sự quan tâm vì đại dương là một đồng minh hiệu nghiệm chống lại virus. Đại dương gắn chặt với sức khỏe con người. Đại dương và bờ biển ảnh hưởng đến loài người - ngay cả với bộ phận không sống gần biển.

Francesca Santoro chỉ ra: "Môi trường biển rất phong phú từ quan điểm đa dạng sinh học. Những tài nguyên hữu ích cho đời sống hàng ngày của con người vẫn còn đang được tiếp tục khám phá". Đại dương sâu thẳm đã cho loài người các hợp chất để điều trị ung thư, viêm và tổn thương thần kinh. Những sinh vật từ đáy đại dương cũng hỗ trợ đắc lực dưới dạng công cụ chẩn đoán nhiều loại bệnh.

Nhiều người nghĩ biển sâu như một sa mạc. Đối với mắt thường của chúng ta, có vẻ như không có gì tồn tại ở đó, nhưng các lỗ thông thủy nhiệt có sự đa dạng đáng chú ý của các vi khuẩn, bao gồm cả sự đa dạng di truyền và nhiều tiềm năng to lớn có thể được khai thác khác.

Môi trường bảo vệ và giúp loài người

Chúng ta có thể tìm thấy từ môi trường những giải pháp cho các vấn đề đe dọa loài người. Do đó, loài người nên nỗ lực hơn bao giờ hết để bảo vệ đại dương, thay vì làm chúng tràn ngập chất thải và nhựa. Hiện sức khỏe của đại dương vừa bị ảnh hưởng trầm trọng bởi những hành vi của con người, và cũng quay ngược lại trở thành nỗi đe doa với con người. Trong khi con người đã sống hòa hợp và dựa vào đại dương trong nhiều thế hệ. Nhưng mọi thứ dường như đã thay đổi, sức khỏe đại dương đang rơi vào tình trạng nguy hiểm.

"Năm này qua năm khác, mối liên hệ giữa sức khỏe con người và sức khỏe đại dương thậm chí còn rõ ràng hơn. Ngày càng có nhiều nghiên cứu sử dụng các chất được tạo ra bởi các sinh vật biển làm giải pháp cho các bệnh như ung thư và Alzheimer", Francesca Santoro nhắc lại: “Vì lý do này, các gia đình và thế hệ tương lai cần đi đầu trong việc bảo vệ đại dương.”

Robot săn tìm tài nguyên "thần kỳ"

Cách có thể tìm ra những tài nguyên dưới đáy đại dương cũng thú vị. Các robot ROV được điều khiển bởi tàu hải dương học được sẽ thu thập các mẫu để nghiên cứu cộng đồng và tìm hiểu  về công dụng và ứng dụng.

Tuy nhiên, cho đến nay những phát hiện vẫn còn hạn chế và còn rất nhiều để con người khám phá. Mởi chỉ có 3 người thám hiểm điểm sâu nhất của Rãnh Mariana, nằm ở phía Tây Thái Bình Dương, được biết đến là khe vực sâu nhất hành tinh; trong đó có James Cameron, đạo diễn phim Titanic với chiếc tàu ngầm thẳng đứng như một chiếc ngư lôi. Đối với một nhà hải dương học, mặt trăng còn được biết đến nhiều hơn là những điều kỳ bí dưới đáy đại dương.

Liên Hợp Quốc đã tuyên bố Thập kỷ Khoa học Đại dương vì Phát triển bền vững (2021-2030) nhằm hỗ trợ các nỗ lực đảo ngược chu kỳ suy giảm chất lượng biển và đặt ra một khuôn khổ chung cho các bên liên quan trên đại dương trên toàn thế giới, qua đó đảm bảo khoa học biển có thể hỗ trợ đầy đủ các quốc gia trong việc tạo ra các điều kiện để phát triển bền vững đại dương.

Năm 2019 dự kiến là năm sôi động với các cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học và đại dương toàn cầu được cho là nhằm giải quyết vận may của một thế giới sống hiện đang trong tình trạng nguy kịch, tuy nhiên đại dịch Covid-19 đã và đang buộc chúng ta phải thay đổi các kế hoạch. Sức khỏe được xác nhận là ưu tiên hàng đầu cho tất cả mọi người; không ngoại lệ

Thúc đẩy kiến thức đại dương là một trong những mục tiêu của UNESCO cho Thập kỷ. Đây là một cách để tăng cường nhận thức của tất cả mọi người - cả người lớn và trẻ em - về các vấn đề bảo vệ đại dương, một đồng minh chống lại virus, một nguồn tài nguyên thịnh vượng từ quan điểm về đa dạng sinh học.

Sự đa dạng của các loài được tìm thấy trong đại dương hứa hẹn sẽ một kho dược phẩm và các sản phẩm tự nhiên để chống lại bệnh tật và cải thiện chất lượng cuộc sống của chúng ta. Hiểu về đại dương đóng một vai trò thiết yếu trong tương lai của nhân loại./.

Theo UNESCO
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.