Liệu “Truyện Kiều,” “Nam quốc sơn hà” có bị… cấm phổ biến?

Xung quanh sự việc một số tác phẩm âm nhạc sáng tác trước năm 1975 bị cấm phổ biến, lưu hành, để có sự nhìn nhận dưới khía cạnh pháp lý, tòa soạn VietnamPlus đăng tải bài viết của tác giả Nguyễn Đức Sơn - chuyên gia sở hữu trí tuệ của Công ty IPCom Việt Nam.

 
Liệu Truyện Kiều có bị cấm?
Liệu Truyện Kiều có bị cấm?

Việc các tác phẩm âm nhạc được sáng tác trước năm 1975 bị cấm phổ biến, lưu hành vì lý do…sai lời làm dấy lên sự lo ngại, dù có thể phi lý, rằng liệu các tác phẩm văn học như “Truyện Kiều,” “Nam quốc sơn hà”… có bị cấm lưu hành vì có nhiều dị bản hay không?

Cấm tác phẩm vì … sai lời, thẩm quyền thuộc về ai?

Câu chuyện về việc năm tác phẩm (“Cánh thiệp đầu Xuân” - Lê Dinh và Minh Kỳ, “Rừng xưa” - Lam Phương, "Chuyện buồn ngày Xuân" - Lam Phương, “Đừng gọi anh bằng chú” - Diên An, “Con đường xưa em đi” - Châu Kỳ và Hồ Đình Phương) bị Cục Nghệ thuật Biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cấm lưu hành đã gây xôn xao dư luận trong thời gian qua.

Từ đây, hàng loạt câu hỏi được đặt ra: Việc cấm các bài hát trên vì sai lời, vì không rõ tên tác giả có đúng các quy định pháp luật hay không? Liệu các tác phẩm khuyết danh hay các tác phẩm âm nhạc/văn học dân gian có nhiều dị bản có bị cấm hay không?

Điều 1 Quyết định số 4148 /QĐ-BVHTTDL (ngày 27/11/2013) của Bộ trường Bộ Văn hóa, Thể thao và Du nêu rõ, Cục Nghệ thuật Biểu diễn “có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu và lĩnh vực văn học.”

Cũng tại quyết định này, hàng loạt nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Nghệ thuật Biểu diễn trong việc quản lý nhà nước về hoạt động nghệ thuật nói chung được nêu ra rất chi tiết.

Cụ thể, Cục Nghệ thuật Biểu diễn có thẩm quyền cấp giấy phép để “phổ biến các tác phẩm âm nhạc, sân khấu sáng tác trước năm 1975 tại các tỉnh phía Nam và tác phẩm của người Việt Nam đang sinh sống và định cư ở nước ngoài sáng tác.”

Như vậy, theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thì Cục Nghệ thuật Biểu diễn có thẩm quyền để cấm lưu hành các bài hát kể trên.

Tuy nhiên, lý do các tác phẩm này bị cấm “vì không rõ tác giả và sai lời so với bản gốc” có đúng không?

Nghị định số 79/2012/NĐ-CP (được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 15/2016/NĐ-CP) của Chính phủ nêu rõ, hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về quyền tác giả và quyền liên quan trong lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu sẽ bị cấm.

Tuy nhiên, ai là người cấm? Cục Nghệ thuật Biểu diễn có thẩm quyền để kết luận một tác phẩm nào đó đang là đối tượng bị xâm phạm về quyền sở hữu trí tuệ không?

“Sai tên giác giả, sai lời” dưới góc nhìn của Luật Sở hữu Trí tuệ

Khoản 4, Điều 19 Luật Sở hữu Trí tuệ quy định tác giả có quyền nhân thân bất khả xâm phạm bao gồm nhưng không giới hạn là: “Quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng” và “Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.”

Căn cứ theo quy định trên, việc nêu sai tên tác giả hay không bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm (ví dụ như làm sai lời bài hát) có thể được coi là hành vi vi phạm quyền tác giả.

Tuy nhiên, nên nhận thức rõ rằng, bản thân tác phẩm bị nêu tên sai tác giả hay bị vi phạm sự toàn vẹn đó không phải đối tượng vi phạm pháp luật. Đối tượng cần phải xử lý, ngăn chặn ở đây là các tổ chức, cá nhân đã tiến hành các hành vi vi phạm kể trên và các bản sao tác phẩm đã vi phạm.

Liệu “Truyện Kiều,” “Nam quốc sơn hà” có bị… cấm phổ biến? ảnh 1

Cụ thể, Điều 9 và Điều 10 của Nghị Định 131/2013/NĐ-CP (quy định về xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan) có đặt ra các chế tài để xử lý hành vi xâm phạm quyền đứng tên và quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm đối với các tổ chức, cá nhân tiến hành hành vi xâm phạm. Đồng thời các quy định này cũng thiết lập các biện pháp khắc phục hậu quả như buộc sửa lại đúng tên tác giả, buộc buộc dỡ bỏ hoặc tiêu hủy bản sao tác phẩm vi phạm.

Tuy nhiên, không có bất cứ điều khoản nào quy định việc cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý bản gốc tác phẩm. Nói cách khác, pháp luật về sở hữu trí tuệ không quy định việc tác phẩm bị vi phạm có thể bị cấm lưu hành vì có bản sao bị sai tên tác giả, hay nhiều bản sao với các dị bản khác nhau.

Việc cấm lưu hành này có thể được ví von như như việc nhà nước sẽ cấm buôn bán hàng hóa chính hãng/hàng thật vì có nhiều hàng giả trôi nổi trên thị trường vậy.

Mặt khác, nếu Cục Nghệ thuật Biểu diễn muốn ra kết luận rằng, một bản sao là dị bản, sai lời thì phải đưa ra được một bản gốc để đối chiếu và so sánh. Nếu chỉ dựa vào nhiều bản sao sai lời để kết luận là có hành vi vi phạm pháp luật sở hữu trí tuệ và cấm lưu hành (kể cả bản gốc) liệu có nóng vội?

Cũng theo Nghị Định 131/2013/NĐ-CP, Cục Nghệ thuật Biểu diễn không phải là một cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan. Vậy, khi chưa có bất kỳ kết luận nào của các cơ quan thực thi quyền tác giả về các bài hát nêu trên, Cục Nghệ thuật Biểu diễn đã dựa vào đâu để kết luận có hành vi vi phạm quyền tác giả đối với năm bài hát kể trên?

Lỗ hổng pháp lý và lối đi nào cho nghệ thuật?


Các quy định về biểu diễn nghệ thuật cho phép Cục Nghệ thuật Biểu diễn ra quyết định cho phép hay cấm lưu hành các bài hát dựa trên căn cứ vi phạm quyền tác giả. Tuy nhiên, pháp luật về sở hữu trí tuệ không nhắc đến thẩm quyền này của Cục Nghệ thuật Biểu diễn cũng như việc xử lý, ngăn chặn cả…bản gốc tác phẩm trong trường hợp có hành vi vi phạm.

Rõ ràng, pháp luật đang thiếu các quy định về cơ chế xử lý vi phạm cũng như sự phối hợp của các cơ quan nhà nước trong hoạt động quản lý văn hóa-nghệ thuật. Các thắc mắc, tâm tư xoay quanh quyết định của Cục Nghệ thuật Biểu diễn thật khó có lời giải ngay lập tức.

Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng, sẽ phải mất một thời gian dài nữa, hoặc có thể là không bao giờ, các bài hát bị cấm lưu hành nêu trên mới được biểu diễn, lưu hành trước công chúng.

Liệu có bao nhiêu tác phẩm khác đang chịu chung số phận? Còn tác phẩm nào đang trong tầm ngắm sắp bị…cấm vì là đối tượng bị xâm phạm về bản quyền?

Hãy thử tưởng tượng, với lý do tương tự, liệu rằng, một ngày nào đó các tác phẩm có nhiều dị bản và không thể tìm được bản gốc như “Truyện Kiều,” “Nam quốc sơn hà” cũng sẽ … bị cấm?./.

Theo Vietnamplus
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
(Ngày Nay) - Nếu áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu sẽ khiến nguồn cung ngày càng khan hiếm và vô hình chung sẽ tạo ra thế độc quyền cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp trong ngành tôn mạ và ống thép sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và trên hết là người tiêu dùng cũng sẽ phải sử dụng thép nội giá cao.
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
(Ngày Nay) - Chiến dịch vận động tái tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhận được cú hích nhờ sự hỗ trợ của hai người tiền nhiệm là cựu Tổng thống Bill Clinton và Barack Obama.
Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .