Luật Tố cáo sửa đổi: Có nên công nhận tố cáo nặc danh?

(Ngày Nay) - Vẫn còn hai loại ý kiến khác nhau về việc có nên thừa nhận tố cáo qua fax, email, điện thoại, nặc danh hay không.
Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu: Tố cáo nặc danh là vấn đề khó
Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu: Tố cáo nặc danh là vấn đề khó

Ngày 9/3, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho ý kiến về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tố cáo tại phiên họp toàn thể lần thứ 4.

Theo Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu, hình thức tố cáo hiện đang có hai loại ý kiến khác nhau. Đối với tố cáo hành chính căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội, dự thảo luật chỉ quy định hai hình thức tố cáo như tố cáo bằng đơn và tố cáo trực tiếp. Đối với tố giác tin báo tội phạm, tố cáo trong hoạt động tố tụng thì đã có quy định về các hình thức tố cáo khác được điều chỉnh ở các luật tố tụng.

Bên cạnh đó, cũng có ý kiến khác cho rằng, ngoài hai hình thức trên, dự thảo luật cần quy định bổ sung các hình thức khác như tố cáo bằng fax, email, điện thoại để tạo điều kiện cho việc thực hiện quyền tố cáo, qua đó kịp thời phát hiện và xử lý đối với các hành vi vi phạm.

Ông Sáu cũng cho biết, về tố cáo nặc danh cũng có 2 loại ý kiến. Loại ý kiến thứ nhất cho rằng, quy định của Đảng và luật tố cáo hiện hành chưa chấp nhận xem xét, giải quyết đơn tố cáo không rõ họ tên địa chỉ người tố cáo.

Trong những năm qua các cơ quan nhà nước mới chỉ giải quyết được 87,4% tổng số đơn tố cáo có danh. Vì vậy nếu luật quy định việc giải quyết tố cáo nặc danh sẽ gây khó khăn cho các cơ quan nhà nước trong quá trình xem xét giải quyết. Hơn nữa trường hợp người tố cáo lợi dụng quyền tố cáo để tố cáo nặc danh sai sự thật thì không có căn cứ để xem xét, xử lý trách nhiệm đối với người tố cáo. Do đó dự thảo chưa quy định về việc giải quyết tố cáo nặc danh.

Còn loại ý kiến thứ hai cho rằng, thực tế không ít trường hợp người tố cáo còn bị trả thù, bị trù dập, trong khi đó mặc dù có quy định nhưng việc bảo vệ người tố cáo còn rất khó khăn. Do đó, nhiều người không dám tố cáo hành vi vi phạm pháp luật. Để kịp thời phát hiện và xử lý đối với các hành vi vi phạm, cần quy định về việc giải quyết tố cáo đối với trường hợp người tố cáo không ghi họ tên, địa chỉ của mình.

Cả hai loại ý kiến kể trên, Chính phủ ủng hộ ý kiến thứ nhất để quy định vào nội dung dự thảo Luật.

Về việc này, ông Phạm Trí Thức, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho biết, nhiều ý kiến trong Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị, cần bổ sung các hình thức tố cáo khác như tố cáo bằng fax, email, điện thoại để tạo điều kiện cho người tố cáo thực hiện quyền tố cáo, qua đó giúp kịp thời phát hiện và xử lý đối với các hành vi vi phạm.

“Vì nhiều nơi đã có đường dây nóng, trong thời gian qua nhiều vụ tham nhũng được phát hiện là nhờ các hình thức này. Hơn nữa Luật Phòng chống tham nhũng có quy định tạo điều kiện cho người dân tố cáo. Hiện nhiều bộ, ngành, các cơ quan báo chí cũng đã có đường dây nóng đã tiếp nhận nhiều vụ, qua đó đã phát hiện ra tham nhũng. Còn chỉ có một số đồng tình với phương án thứ nhất”, ông Thức cho biết.

Liên quan đến tố cáo nặc danh, ông Thức nói: “Nhiều ý kiến cho rằng, trong thời gian qua nhiều nội dung tố cáo qua điện thoại là khá chính xác, trong khi việc bảo vệ người tố cáo chưa có cơ chế hữu hiệu bảo vệ tốt người tố cáo. Do đó nên quy định tố cáo nặc danh.

Trước đề xuất này, ông Nguyễn Văn Kim, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ giải trình: Luật tố cáo chỉ là khung còn cụ thể là luật khác quy định. Bởi do những bất cập trong tổ chức thực hiện thấy có nhiều vi phạm. Xử lý các hành vi vi phạm hiệu quả mới ở mức độ. Do đó, tạo điều kiện làm sao để người dân tố cáo nhưng không để người dân lợi dụng tố cáo để gây nhiễu. Cho nên nếu ghi nhận các hình thức tố cáo khác cần được xem xét rất chặt chẽ vì phải xem xét được danh tính tố cáo mới đưa ra xem xét.

“Bảo vệ tố cáo là vấn đề lớn, làm sao tạo điều kiện tối đa để họ không bị trù dập ngay cả người thân của họ cũng được bảo vệ nhưng đây là vấn đề lớn. Như tại Mỹ hay một số nước tiên tiến họ có Luật bảo vệ nhân chứng. Vì vậy hiện tại chúng tôi kế thừa các quy định của Nghị định và chỉnh theo hướng quy định trách nhiệm các cơ quan trong xem xét giải quyết có bảo vệ cho hữu hiệu”, ông Kim lý giải.

Giải trình thêm, Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu cho biết: Tố cáo nặc danh là vấn đề khó, kể cả Trung ương đã bàn đi bàn lại rất nhiều. Ngay bên Đảng cũng chưa giải quyết vấn đề này. Nếu chúng ta mà quy định thì bộ máy đi xử lý nặc danh sẽ phình lên rất to. Còn nếu hình thức tố cáo mở rộng cho phép nhận qua facebook, email thì người tố cáo phản ánh xong rồi bỏ chạy. Khi chúng ta đi xác định thì không biết ở đâu, gây tốn nhiều thời gian.

Theo Tiền Phong
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.