Lý do có thể khiến máy bay Nga ném bom nhầm vào lính Thổ Nhĩ Kỳ

(Ngày Nay) - Sự phối hợp của phía Thổ Nhĩ Kỳ khi tác chiến gần IS và sức sát thương cũng như độ sai lệch lớn của bom Nga được cho là các nguyên nhân dẫn đến sự cố.
Ảnh vệ tinh chụp khu vực xảy ra vụ không kích. Ảnh: Aviationist.
Ảnh vệ tinh chụp khu vực xảy ra vụ không kích. Ảnh: Aviationist.

Đợt không kích của Nga trong chiến dịch diệt phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) ở thành phố al-Bab, miền bắc Syria hôm 9/2 đã vô tình làm ba binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng, 11 người bị thương. Cuộc điều tra nguyên nhân vụ việc đang được tiến hành, nhưng đã có nhiều giả thuyết khác nhau để giải thích cho sự cố này, Aviationist ngày 10/2 đưa tin.

Chuyên gia Mike Demerly cho rằng việc lính bộ binh tác chiến gần mục tiêu bị không kích luôn ẩn chứa nguy hiểm khó lường. Chỉ một sai sót nhỏ trong tính toán điểm rơi của phi công hoặc trục trặc trong hệ thống thả vũ khí, điều kiện thời tiết phức tạp như gió và tầm nhìn kém đều có thể dẫn tới việc bom và rocket bay lệch hướng.

Ngay cả vũ khí thông minh cũng có khả năng gặp vấn đề ở hệ thống dẫn đường, gây sai lệch so với vị trí dự kiến. Bên cạnh đó, việc liên lạc và điều phối giữa lực lượng trên mặt đất vả các máy bay cũng có thể là một nguyên nhân dẫn tới sự cố ném bom nhầm như vậy.

Những trận đánh trên mặt đất tại Syria đều rất ác liệt khi cả hai phe đều ở sát nhau trong khu vực đô thị chật hẹp. Các tòa nhà cao, đường phố hẹp và sự giống nhau giữa các công trình khiến phi công rất khó nắm bắt mục tiêu một cách chính xác từ trên máy bay.

Trong bối cảnh chiến trường phức tạp đó, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ lại chưa có sự phối hợp tốt trong thông tin liên lạc, chỉ thị mục tiêu. Các lực lượng trinh sát mặt đất, phát hiện và chỉ thị mục tiêu của Nga không có chuyên gia của Thổ Nhĩ Kỳ đi kèm, khiến việc xác định mục tiêu giữa hai bên chưa thật sự nhuần nhuyễn.

Nga chủ yếu triển khai vũ khí có độ chính xác thấp trong các cuộc không kích chiến thuật tại Syria. Đây cũng có thể là một trong những yếu tố tạo nên sự cố khiến 3 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng. Một số nguồn tin cho rằng Moscow đã sử dụng máy bay cường kích Su-25 trong nhiệm vụ tại al-Bab, thay vì những chiếc máy bay ném bom Su-24M2 như thông tin ban đầu.

Cường kích Su-25 Nga thường mang theo bom KAB-500S nặng 500 kg, dẫn đường bằng vệ tinh trên chiến trường Syria, thay vì các loại bom nhỏ hơn như KAB-100 hay KAB-250. Sức sát thương và tầm ảnh hưởng của loại bom này lớn hơn nhiều so với bom GBU-53/B nặng 113 kg thường được liên quân do Mỹ đứng đầu sử dụng.

Trong khi đó, KAB-500S chỉ được dẫn bằng hệ thống định vị vệ tinh GLONASS, khiến độ chính xác của nó kém hơn các loại JDAM của Mỹ. Một số chuyên gia quân sự cho rằng hệ thống dẫn đường trên vũ khí của Nga được tối ưu cho việc tấn công các mục tiêu ở vĩ độ cao. Khi vận hành ở vùng vĩ độ thấp gần xích đạo như chiến trường Syria, độ chính xác của chúng bị giảm mạnh, dẫn tới sai lệch điểm rơi.

Dù sự cố trên là do nguyên nhân nào đi nữa, Demerly cho rằng việc điều phối, thông tin liên lạc giữa các lực lượng đang tham chiến trên chiến trường phức tạp như Syria là vô cùng quan trọng. Những sự cố như vậy chỉ có thể được giảm thiểu nếu Nga và Thổ Nhĩ Kỳ cùng các lực lượng tác chiến có liên quan có sự phối hợp tốt hơn trong bất cứ hành động quân sự nào, chuyên gia này nhấn mạnh.

Theo Vnexpress
Bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam. Ảnh: baochinhphu.vn
Xuất bản bộ sách 14 tập về lịch sử quân sự Việt Nam
(Ngày Nay) - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa tổ chức xuất bản lần thứ ba bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam của Viện Lịch sử quân sự nhằm tiếp tục truyền bá tri thức lịch sử quân sự dân tộc tới các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế. Đây là một trong những hoạt động hướng tới các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp chiều 5/11/2024. Ảnh: Minh Đức/TTXVN
Chống lãng phí, khai thác hiệu quả tài sản công
(Ngày Nay) - Các đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thu - chi ngân sách nhà nước, cơ cấu ngân sách theo hướng bền vững, tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, chống lãng phí.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.