Lý do Hoàng gia Nhật Bản được duy trì sau năm 1945

(Ngày Nay) - Nhật Bản đã chính thức đặt tên cho kỷ nguyên mới của mình - sẽ bắt đầu khi Thái tử Naruhito trở thành Nhật hoàng, vậy tại sao hoàng gia Nhật Bản vẫn còn được phép tồn tại sau khi chiến tranh thế giới thứ II kết thúc vào năm 1945.
Lý do Hoàng gia Nhật Bản được duy trì sau năm 1945

Vào thứ Hai tuần này, Hoàng gia Nhật Bản cuối cùng đã xác nhận niên hiệu mới: Lệnh Hòa, có nghĩa là trật tự và hài hòa.

Thời đại mới sẽ bắt đầu vào ngày 1/5 khi Thái tử Naruhito chính thức kế vị người cha 85 tuổi của mình - Nhật hoàng Akihito, người đã quyết định thoái vị vì sức khỏe yếu.

Triều đại của Thiên hoàng Akihito, bắt đầu vào năm 1989, được gọi là Bình Thành - có nghĩa là "trở thành hòa bình" và nối tiếp sau thời đại Chiêu Hòa.

Sarah Hightower - một nhà nghiên cứu độc lập ở Nhật Bản, cho biết Bình Thành được cho là thậm chí còn tốt hơn thời kỳ cuối Chiêu Hòa nhưng sự đình trệ kinh tế đã dẫn đến việc suy giảm dân số.

Chiêu Hòa - có nghĩa là "vinh quang của Nhật Bản", bắt đầu vào năm 1926 khi Nhật hoàng Hirohito lên ngôi vào năm 25 tuổi.

Dưới thời ông, Nhật Bản ngày càng trở nên quân phiệt và bành trướng sang Trung Quốc trước khi tiến hành tấn công Trân Châu Cảng, động thái gây chiến với Mỹ.

Trong Chiến tranh thế giới thứ II, sự sùng bái đối với Nhật hoàng đã tăng lên đến mức cuồng tín với việc binh lính, thủy thủ và phi công thề chiến đấu vì nhằm bảo vệ danh dự cho quân chủ của mình và tin rằng linh hồn của họ sẽ được lưu giữ tại đền thờ Yasukuni ở Tokyo.

Đế chế Nhật Bản cuối cùng đã mở rộng đến tận vùng Đông Nam Á và vươn ra các vùng đảo quanh Thái Bình Dương.

Lý do Hoàng gia Nhật Bản được duy trì sau năm 1945 ảnh 1

Nhật hoàng Hirohito cưỡi ngựa vào năm 1990. Ảnh: AP

Nếu người đứng đầu các quốc gia phát xít ở Đức hoặc Ý bị quân Đồng minh bắt sống, họ chắc chắn sẽ bị đưa ra xét xử và có thể bị xử tử, nhưng người cai trị của Đế quốc Nhật Bản được đối xử rất khác.

Khi Tòa án Quân sự Quốc tế về Viễn Đông bắt đầu vào năm 1946, có rất ít sự đề cập đến vai trò của Nhật hoàng trong cuộc chiến và hầu hết các nhà lãnh đạo quân phiệt thời chiến đang bị xét xử vẫn vô cùng tận trung đối với Nhật hoàng Hirohito và thậm chí không có ý định kéo ông vào vòng tố tụng nếu phải hy sinh tính mạng.

Vậy lý do nào khiến quân đội Mỹ trong thời gian tiếp quản Nhật Bản đã ngừng truy cứu trách nhiệm của Nhật hoàng sau chiến tranh?

"Chính sách của Mỹ đối với Nhật Bản từ tháng 8 năm 1945 đã bị chi phối bởi những lo ngại về mối đe dọa chiến lược của phong trào cộng sản đối với châu Á. Đôi khi, có ý kiến cho rằng Tướng Douglas MacArthur - với tư cách là chỉ huy tối cao của quân Đồng minh, đã áp đặt ý chí cá nhân của mình để tha thứ cho Nhật hoàng Hirohito", ôngMax Hastings, một chuyên gia quân sự cho biết.

Trong thời điểm Thủ tướng Tojo và 6 nhà lãnh đạo thời chiến khác bị treo cổ tại nhà tù Sugamo ở Tokyo vào tháng 12 năm 1948, Nhật Bản đang xây dựng lại nền kinh tế và Nhật hoàng Hirohito đã trở thành một vị vua lập hiến, thay vì xuất hiện với vai trò là một vị thần trong tín ngưỡng của người Nhật.

Hirohito biết rằng đã may mắn khi không chỉ mạng sống của ông mà còn cả sự giàu có và lối sống xa xỉ đáng kể của mình được bảo vệ.

Nhật hoàng chấp nhận lùi về sau để nắm giữ vai trò lễ nghi và nhưỡng chỗ cho các chính trị gia đứng ra cải tổ nền kinh tế.

Tuy nhiên, có phải chủ nghĩa cộng sản đã thực sự là một mối đe dọa khiến Mỹ quyết định duy trì chế độ quân chủ tại Nhật Bản?

Không giống như ở Hàn Quốc hay Trung Quốc, không bao giờ có mối đe dọa quân sự từ các phong trào cộng sản ở Nhật Bản và họ cũng có ít rủi ro trong việc tiếp quản chính quyền.

Trong cuộc tổng tuyển cử năm 1949, Đảng Cộng sản Nhật Bản (JCP) đã giành được ba triệu phiếu bầu và 35 nghị sĩ cộng sản đã được bầu.

Nhưng đây chỉ là đảng lớn thứ tư và bị lu mờ bởi Đảng Xã hội theo đường lối ôn hòa hơn.

Trong thời kỳ và đỉnh cao của Chiến tranh Lạnh, chủ tịch của JCP - ông Kyuichi Tokuda, đã vướng phải làn sóng phản đối và buộc phải sang lưu vong ở Trung Quốc vào năm 1953.

Người kế nhiệm Sanzō Nosaka vẫn là lãnh đạo của JCP cho đến năm 1982 nhưng mặc dù nhận được khoảng năm triệu phiếu bầu trong suốt những năm 1980, đang này vẫn là chưa phải là đối trọng của đảng Dân chủ Tự do (LDP).

Nhưng không giống như các đảng cộng sản ở châu Âu và các nơi khác, JCP đã kiên trì và trong cuộc tổng tuyển cử cuối cùng vào năm 2017, hơn bốn triệu người Nhật đã bỏ phiếu cho đảng cộng sản và giúp giành được 12 ghế trong Quốc hội.

Theo Sputnik
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?