Manulife từ chối hoàn tiền “Tâm an đầu tư” vì cho rằng không đủ chứng cứ

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Từ cuối tháng 9/2023, Manulife gửi thư phản hồi, từ chối hoàn tiền cho hàng loạt khách hàng sản phẩm Tâm an đầu tư ký kết tại Ngân hàng SCB vì cho rằng không đủ chứng cứ. Động thái này của Manulife khiến rất nhiều khách hàng thất vọng và vô cùng bức xúc.
Rất nhiều nạn nhân sản phẩm Tâm an đầu tư tố bị Manulife và SCB lừa đảo.
Rất nhiều nạn nhân sản phẩm Tâm an đầu tư tố bị Manulife và SCB lừa đảo.

Từ đầu tháng 5/2023 đến nay, nhiều khách hàng trên cả nước mua sản phẩm Tâm an đầu tư của Manulife liên tục gửi đơn thư đến các cơ quan chức năng và làm việc với Manulife với mong mỏi được hoàn lại số tiền họ cho rằng đã bị lừa đảo. Suốt nhiều tháng đấu tranh, đến cuối tháng 9, Manulife bất ngờ gửi thư phản hồi cho hàng loạt khách hàng, trong đó, hãng bảo hiểm này từ chối hoàn tiền vì cho rằng không đủ chứng cứ khách hàng bị lừa.

Những lá thư phản hồi này có nội dung giống nhau, chỉ thay tên khách hàng cùng mã số hợp đồng. Nội dung lá thư thể hiện: “Manulife đã nhận được khiếu nại của khách hàng về hợp đồng bảo hiểm mà khách hàng đã ký với Manulife qua Ngân hàng SCB. Sau khi cẩn trọng xem xét toàn bộ thông tin, chứng cứ liên quan, bao gồm cả những thông tin quý khách đã bổ sung, Manulife nhận thấy chưa có bằng chứng về các sai phạm trong quá trình tư vấn và cấp phát hợp đồng bảo hiểm, đồng thời thể hiện ý chí tham gia hợp đồng bảo hiểm của quý khách. Do đó, Manulife rất tiếc phải thông báo đến quý khách về việc chúng tôi không có đủ cơ sở để hoàn lại tiền phí bảo hiểm đã đóng theo yêu cầu của quý khách”.

Manulife từ chối hoàn tiền “Tâm an đầu tư” vì cho rằng không đủ chứng cứ ảnh 1

Thư phản hồi của Manulife.

Động thái này của Manulife khiến nhiều khách hàng của sản phẩm Tâm an đầu tư rất bức xúc. Trong nhóm nạn nhân Tâm an đầu tư trên Zalo với hơn 500 thành viên, nhiều khách hàng thể hiện sự thất vọng và tức giận trước lá thư từ chối hoàn tiền của Manulife. Họ cho rằng bị lừa đảo vì đến Ngân hàng SCB để thực hiện giao dịch, gửi tiết kiệm và được giới thiệu sản phẩm đầu tư với lãi suất, lợi nhuận cao. Nhưng sau khi ký kết, thứ họ nhận được lại là Hợp đồng bảo hiểm sản phẩm Tâm an đầu tư của Manulife.

Nhiều khách hàng cho biết họ sẵn sàng cung cấp toàn bộ chứng cứ thể hiện họ đã bị lừa trong quá trình nhân viên tư vấn tại SCB, cung cấp chứng cứ về việc nhân viên ghi khống, giả mạo nhiều thông tin của khách hàng để ký sản phẩm Tâm an đầu tư. “Nếu biết đây là Hợp đồng bảo hiểm, không đời nào chúng tôi tham gia cả”, một nạn nhân cho biết.

Bà Vũ Thị Nhường (53 tuổi, ngụ quận Tân Bình) kể, ngày 1/10 nhận được thư từ chối của Manulife vì không đủ bằng chứng. Nạn nhân cho biết, giữa năm 2021 có vào SCB PGD Cộng Hòa để gửi tiết kiệm và được nhân viên ngân hàng giới thiệu gói đầu tư sinh lãi cao liên kết với Manulife, được tặng gói bảo hiểm sức khỏe. Bà Nhường đồng ý tham gia nhưng sau đó nhận được hợp đồng là sản phẩm Tâm an đầu tư của Manulife.

“Tôi làm nội trợ nhưng nhân viên ghi khống lên thu nhập 30 triệu đồng/tháng. Đồng thời sản phẩm bảo hiểm nhưng lại lừa đảo khách hàng là gói đầu tư sinh lời cao, vậy mà bây giờ Manulife lại cho rằng không có bằng chứng. Tôi không bao giờ chấp nhận thư phản hồi này của Manulife, nếu hãng bảo hiểm không có thiện chí trả lại tiền thì tôi sẽ đấu tranh đến cùng, cho dù mất 1 năm, 2 năm hay nhiều năm đi nữa tôi vẫn không nản chí, quyết đòi lại số tiền tôi đã bị lừa”, bà Nhường cho biết.

Manulife từ chối hoàn tiền “Tâm an đầu tư” vì cho rằng không đủ chứng cứ ảnh 2

Khách hàng sản phẩm Tâm an đầu tư bức xúc vì bị Manulife từ chối hoàn tiền.

Theo bà Nhường, suốt 5 tháng qua, bà cùng người thân ròng rã lên Manulife đòi tiền, bỏ rất nhiều thời gian, công sức, nhà cửa bỏ bê, sức khỏe suy giảm, tinh thần suy sụp nhưng vẫn chưa biết khi nào mới đòi lại được tiền. Số tiền đóng bảo hiểm bà phải chắt chiu từng đồng, dành dụm cả đời mới có được, cuối cùng lại bị hãng bảo hiểm lấy mất. Không chỉ bà Nhường, mà rất nhiều nạn nhân trên khắp cả nước, từ Bắc tới Nam cũng lâm vào tình cảnh tương tự.

Một nạn nhân đến từ Long An cho biết, là sinh viên mới ra trường được vài năm, dư được một khoản tiền nhỏ nên đến SCB để gửi tiết kiệm, không có nhu cầu tham gia bảo hiểm cũng như không tiếp xúc gì với Manulife trong quá trình ký kết hợp đồng. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, dù là sản phẩm bảo hiểm, nhưng không phải kê khai thông tin về sức khỏe, đồng thời nhân viên ngân hàng cũng tự ý ghi sai nhiều thông tin, sinh viên mới ra trường nhưng được kê khống mức thu nhập lên 300 triệu đồng/năm.

“Người bình thường nhìn vào cũng thấy điểm bất thường trong hợp đồng bảo hiểm này. Tôi bị lừa dối, giả mạo thông tin rõ ràng như vậy, tại sao Manulife vẫn cho rằng không đủ chứng cứ để từ chối trả tiền”, nạn nhân này bức xúc.

Được biết, nhiếu khách hàng của Manulife đã bỏ nhiều thời gian, công sức, tiền bạc suốt nhiều tháng qua với mong mỏi đòi lại số tiền họ vất vả dành dụm được nhưng bị lừa mất. Nhiều nạn nhân đến nay bị bệnh nặng, nhưng Manulife vẫn từ chối trả tiền. Khách hàng cho biết sẽ tiếp tục đấu tranh đến cùng, một số khách hàng vẫn đang gửi đơn tố cáo Manulife để đòi lại quyền lợi chính đáng của họ.

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).