Miền Bắc Trung Quốc gặp khủng hoảng năng lượng

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Một cuộc khủng hoảng thiếu hụt năng lượng nghiêm trọng ảnh hưởng đến trung tâm công nghiệp phía đông bắc của Trung Quốc, các quan chức cấp cao đang phải đối mặt với áp lực ngày càng lớn để sinh hoạt người dân không bị đảo lộn, các nhà máy được mở cửa.
Miền Bắc Trung Quốc gặp khủng hoảng năng lượng

Với tình trạng thiếu điện gây ra bởi nguồn than đá ít ỏi làm tê liệt ngành công nghiệp, chính quyền tỉnh Cát Lâm đã tăng cường nhập khẩu than, trong khi hiệp hội công ty điện lực cho biết nguồn cung đang được được mở rộng "bằng mọi giá".

Tình hình trở nên nghiêm trọng tới mức nhiều khu vực không đủ điện để vận hành hệ thống đèn giao thông, thang máy khu dân cư và vùng phủ sóng điện thoại di động, cũng như khiến nhà máy ngừng hoạt động. Việc thiếu điện cũng đe dọa tới nguồn cung cấp nước cho tỉnh Cát Lâm.

Các thành phố như Thẩm Dương và Đại Liên - nơi sinh sống của hơn 13 triệu người - đã bị ảnh hưởng, đây cũng là nơi đặ trụ sở của các nhà máy Apple hay Tesla.

Cát Lâm là 1 trong hơn 10 tỉnh tại Trung Quốc đang phải chia nhỏ nguồn cung cấp điện do giá than tăng cao.

Phát biểu với các công ty điện lực địa phương hôm thứ Hai, ông Hàn Tuấn - Tỉnh trưởng Cát Lâm, cho biết cần phải thiết lập "nhiều kênh" để đảm bảo nguồn cung cấp than đa dạng từ Nga, Mông Cổ và Indonesia.

Ông Hàn cho biết tỉnh Cát Lâm cũng sẽ khẩn trương cử các đội đặc biệt để đảm bảo các hợp đồng cung cấp ở khu tự trị Nội Mông lân cận.

Ngân hàng Goldman Sachs ước tính rằng có tới 44% hoạt động công nghiệp của Trung Quốc đã bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu điện, có khả năng khiến tăng trưởng GDP hàng năm giảm 1% trong quý 3 và giảm 2% trong quý cuối của năm 2021.

Báo cáo của Goldman Sachs cũng đã cắt giảm dự báo tăng trưởng GDP năm 2021 của Trung Quốc xuống còn 7,8%, từ mức 8,2% trước đó.

Cuộc khủng hoảng điện tại miền Bắc Trung Quốc đã diễn ra do sự thiếu hụt nguồn cung cấp than, các tiêu chuẩn khí thải nhà kính ngày càng khắt khe và nhu cầu mạnh mẽ từ ngành công nghiệp đã đẩy giá than lên đỉnh điểm.

Hội đồng Điện lực Trung Quốc, đại diện cho các nhà cung cấp điện của đất nước, cho biết rằng các công ty nhiệt điện hiện đang "mở rộng các kênh mua sắm của họ bằng mọi giá" để đảm bảo nguồn cung cấp điện và nhiệt cho mùa đông.

Cơ quan này cho rằng Trung Quốc cần tăng cường sản xuất và cung cấp than, đồng thời đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường.

David Fishman, nhà nghiên cứu chính sách năng lượng Trung Quốc và quản lý tại công ty tư vấn Lantau Group, cho biết những sai sót trong hệ thống định giá của Trung Quốc là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu hụt hiện tại.

“Trong ngắn hạn, giải pháp tức thời là tăng cường sản xuất than, điều này chắc chắn là một ý tưởng không phổ biến hoặc khiến người dùng cuối phải trả nhiều tiền hơn”, ông Fishman nói.

Các nhà hoạch định chính sách trước đây đã cảnh báo rằng Trung Quốc cần xây dựng thêm các nhà máy than để bù đắp tình trạng thiếu điện có thể xảy ra trong giai đoạn 2021-2025.

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.