Miu Lê chia sẻ 'hạnh phúc nhân gấp bội' nhờ NS Trịnh Công Sơn

"Hạnh phúc đó nhân lên gấp bội!" là tâm sự của Miu Lê khi khán giả dành nhiều lời khen khi hát “Còn tuổi nào cho em” của Trịnh Công Sơn trong “Em là bà nội của anh”.
Miu Lê chia sẻ 'hạnh phúc nhân gấp bội' nhờ NS Trịnh Công Sơn
Miu Lê chia sẻ 'hạnh phúc nhân gấp bội' nhờ NS Trịnh Công Sơn ảnh 1

Theo ca sĩ trẻ Miu Lê (Lê Ánh Nhật), nhạc Trịnh có sức sống mãnh liệt là vì các tác phẩm của ông mang một sự sâu sắc đủ để người ta cứ phải nghĩ về và cố tìm hiểu về nó.

-Là một ca sĩ trẻ, tại sao bạn lại chọn nhạc Trịnh?

- Cơ may được đến với nhạc Trịnh là do "Em là bà nội của anh" đã mang đến cho Miu. Vì tính chất và nội dung của bộ phim rất phù hợp với hai ca khúc nhạc Trịnh là: “Diễm xưa” và “Còn tuổi nào cho em”! Đạo diễn và nhà sản xuất của bộ phim đã quyết định và tin tưởng giao cho Miu thực hiện hai ca khúc này để ngày hôm nay, Miu được hưởng niềm may mắn và vinh dự là một người trẻ được tiếp xúc với nhạc Trịnh.

- Bạn có thấy mình liều và sợ không vượt qua được những tên tuổi đình đám như Khánh Ly, Hồng Nhung khi hát nhạc Trịnh?

- Miu hát nhạc Trịnh với một tâm lý nhẹ nhàng và đơn giản nhất, cảm và hiểu sao thì hát như vậy! Còn vấn đề làm sao để bằng những thế hệ trước thì chưa bao giờ Miu dám nghĩ tới, tuổi đời, tuổi nghề mình còn quá nhỏ và non nớt so với sự từng trải và chính chắn của họ, năng lực của mình cũng kém quá xa họ! Nên mình cứ là chính mình, hát theo những gì mình cảm nhận, vì Miu quan niệm: cảm xúc vẫn là chân thật nhất, nhẹ nhàng sẽ mang đến sự thanh thản! Đừng bao giờ ép bản thân mình làm những chuyện quá giới hạn.

Miu Lê chia sẻ 'hạnh phúc nhân gấp bội' nhờ NS Trịnh Công Sơn ảnh 2

Miu Lê: "Nhạc trịnh không bao giờ nhàm chán"

- Thị trường âm nhạc đang thay đổi từng ngày, bạn có lo một lúc nào đó hát nhạc Trịnh không còn được hâm mộ như hiện nay?

- Nhạc Trịnh là một dòng nhạc không bao giờ nhàm chán! Ví von một cách vui vui là nó giống như việc người Việt Nam mình ăn cơm vẫn là chính. Lui tới đó vẫn là cơm và bao nhiêu năm ăn đó, ngày qua ngày nhưng vì sao lại không chán! Bởi vì nó gần gũi, nó trở thành điều hiển nhiên, đầy đủ chất dinh dưỡng và hợp khẩu vị! Miu nghĩ nhạc Trịnh cũng vậy, quá gần gũi và xúc tích! Ai rồi cũng sẽ yêu mến nhạc Trịnh! Như Miu chẳng hạn, lúc nhỏ ba mẹ mở nghe hằng ngày thì Miu lại chưa cảm được, thấy dòng nhạc này xa lạ với mình quá! Đến khi lớn lên sau này, khi điềm tĩnh lại hơn thì mới nhận ra nhạc Trịnh rất bình yên và sâu sắc!

-Theo Miu Lê vì sao nhạc Trịnh lại có sức sống mãnh liệt đến vậy dù ca từ không hề dễ hiểu?

-Nhạc Trịnh ca từ thật sự không quá dễ hiểu, nó rất sâu sắc và hàm ý! Miu nghĩ điều để nhạc Trịnh mãi tồn tại chính là ở điều này: một sự sâu sắc đủ để người ta cứ phải nghĩ về và cố tìm hiểu lấy nó! Một bài hát có giai điệu giản dị, ca từ sâu sắc thì ai lại không muốn tận hưởng! (cười)

-Cảm xúc của Miu Lê khi thể hiện ca khúc "Còn tuổi nào cho em"?

-“Còn tuổi nào cho em” là một ca khúc quá tuyệt vời! Nó mang lại cho Miu một sự bất ngờ rất lớn, vì khi càng thể hiện nó thì mình càng cảm nhận được cái hay và ý nghĩa của nó! Một bài hát có thể cho mình cảm xúc, cho mình suy nghĩ nhiều hơn thì đó chính là một bài học vô giá.

Miu Lê chia sẻ 'hạnh phúc nhân gấp bội' nhờ NS Trịnh Công Sơn ảnh 3

- Bạn thấy sao khi khán giả phản ứng khá tích cực và dành nhiều lời khen khi hát “Còn tuổi nào cho em” trong “Em là bà nội của anh”?

- Được khán giả đón nhận "Còn tuổi nào cho em" là điều hạnh phúc nhất! Được thể hiện một bài hát hay mà mình yêu thích đã là quá hạnh phúc, mà còn được khán giả đón nhận thì hạnh phúc đó nhân lên gấp bội! Còn tuổi nào cho em mang Miu gần hơn với khán giả: khán giả lớn tuổi thì yêu thương, khán giả trẻ thì khen ngợi! Và điều hạnh phúc hơn nữa chính là Miu đã mang một số lượng lớn khán giả trẻ tuổi tiếp xúc với nhạc Trịnh! Vì trước giờ khán giả trẻ hoặc nhỏ tuổi họ chưa tiếp xúc với nhạc Trịnh nhiều.

- Theo bạn, điểm khác biệt lớn nhất giữa nhạc Trịnh và các thể loại nhạc khác là gì?

- Mỗi dòng nhạc đều có cái hay của nó và nó phù hợp với hoàn cảnh và thời điểm! Không thể nói dòng nhạc nào là hay nhất! Chỉ là khán giả họ cần gì, muốn gì! Ví dụ như mẹ Miu, bà là fan cuồng của nhạc Trịnh! Bạn bè Miu họ là fan cuồng của pop hay nhạc điện tử...! Theo riêng Miu, điều khác biệt lớn nhất giữa nhạc Trịnh và các thể loại nhạc khác là tính chất thời gian, nhạc Trịnh sẽ trường tồn mãi theo năm tháng và không bao giờ lỗi thời vì nó chưa bao giờ hiện đại! Nhạc Trịnh luôn nằm ở một vị trí riêng của nhạc Trịnh! Cái gì tân tiến rồi cũng sẽ lỗi thời!

- Người ta thường nói, nhạc Trịnh sâu sắc, khó hiểu, cá nhân bạn đã thấy mình đủ trải nghiệm để hiểu được ý nghĩa của nhạc Trịnh?

Như Miu đã chia sẽ, Miu còn quá nhỏ và non nớt để có thể thấu hiểu nhạc Trịnh một cách toàn vẹn nhất! Tất cả chỉ là cảm xúc và cảm nhận riêng của bản thân bên chắc chắn sai sót vẫn sẽ còn rất nhiều! Nhưng Miu hy vọng khán giả sẽ hiểu và cảm thông giúp mình!

Cám ơn Miu Lê, chúc bạn luôn thành công với nhạc Trịnh!

>> Xem thêm: Trịnh Công Sơn và mối tình 300 trang thư gửi cô gái tuổi 15

Quốc Huy

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?