Một châu Phi thịnh vượng sẽ giúp cho Trung Quốc thịnh vượng

(Ngày Nay) - Trung Quốc đang lẳng lặng tiếp tục thúc đẩy sự hiện diện ngoại giao của mình ở nước ngoài và hình thành liên minh kinh tế sâu sắc với các quốc gia châu Phi.

Một châu Phi thịnh vượng sẽ giúp cho Trung Quốc thịnh vượng

Trong hai ngày 3-4 tháng 9, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chào đón gần như tất cả các nhà lãnh đạo của 55 quốc gia châu Phi đến Diễn đàn về Hợp tác Trung Quốc - Châu Phi  (FOCAC).

Nếu bạn chú ý đến các sự kiện quốc tế hiện tại, có thể bạn chưa thấy nhiều phương tiện truyền thông phủ sóng cho hội nghị thượng đỉnh mang tính đột phá đã giúp Bắc Kinh đóng vai trò quan trọng hơn trong các vấn đề địa chính trị và nền kinh tế toàn cầu hóa.  FOCAC là phản ứng của Chủ tịch Tập đối với cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã nổi lên mà không có thỏa thuận song phương sau đó.

Tổng thống Trump sẵn sàng tăng thuế đối với các mặt hàng của Trung Quốc, trị giá hơn 200 tỷ USD, bắt đầu từ tuần này. Các nhà xuất khẩu Trung Quốc phải thích ứng với "tình hình mới" trong nền kinh tế toàn cầu của chúng ta và dự kiến họ sẽ chuyển các hoạt động ở nơi khác và tìm kiếm các thị trường mới để bán hàng.

Đúng, Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) nước này đạt 19,39 nghìn tỷ USD, tính đến ngày 31/12/2017, theo Ngân hàng Thế giới. Nền kinh tế Mỹ cũng đạt được tốc độ tăng trưởng cao hơn mong đợi, với tốc độ tăng trưởng GDP quý II của cả nước đạt 4,2%.

Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, có GDP đạt 12,3 nghìn tỷ đô la vào cuối năm ngoái. Mỹ là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, nhập hơn 505,47 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc với thặng dư thương mại Trung-Mỹ là hơn 375,57 tỷ USD, theo Cục điều tra Dân số Mỹ.

Trong khi thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ đã tăng lên trong những tháng gần đây, cuộc chiến tranh thương mại sẽ tác động tiêu cực đến các nhà xuất khẩu Trung Quốc trong tương lai gần. Theo đó, Bắc Kinh sẽ tìm kiếm các mối quan hệ thương mại và đầu tư chặt chẽ hơn với Liên minh châu Âu, Anh và Nga, ngoài ra nước này cũng đi tìm các thị trường tiềm năng như: Trung Đông, Trung Á, Nam và Đông Nam Á, Nam Mỹ và Châu phi.

Châu Phi là một lục địa rất giàu tài nguyên thiên nhiên với dân số trẻ, nền kinh tế sôi động và đang phát triển, nơi nhiều quốc gia châu Phi đang tiến hành công nghiệp hóa, đô thị hóa và hiện đại hóa. Người dân châu Phi đã chứng kiến sự tăng trưởng và phát triển vượt bậc của Trung Quốc, kể từ khi Bắc Kinh tiến hành mở cửa cải cách nền kinh tế vào tháng 12 năm 1978. Châu Phi hy vọng rằng họ sẽ có được thành công tương tự.

Nhiều chính phủ châu Phi và công dân của họ đã nhận được sự hỗ trợ đầu tư và phát triển của Trung Quốc để xây dựng cơ sở hạ tầng tốt hơn, như các tuyến đường sắt, sân bay, đường cao tốc và cảng vận chuyển, cũng như mở cửa các nhà máy mới, các tòa nhà chọc trời và kết nối chúng với các nhà máy điện mới tại châu phi.

Tuy nhiên, các khoản đầu tư trên diện rộng này không phải là các khoản từ thiện hoặc các dự án vô dụng đối với ông Tập và các nhà ngoại giao Trung Quốc. Người Trung Quốc cũng kỳ vọng về khoản lợi tức đầu tư, nhưng đó là dấu hiệu của sự tôn trọng người châu Phi, vì các công ty Trung Quốc đang cho họ cơ hội chứng minh rằng người châu Phi có thể là đối tác đáng tin cậy trong cộng đồng doanh nghiệp quốc tế.

Quan hệ Trung Quốc-châu Phi đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Trong năm 2017, con số thương mại Trung Quốc-châu Phi đạt 170 tỷ USD với xuất khẩu của Trung Quốc sang châu Phi trị giá 94,74 tỷ USD và nhập khẩu châu Phi vào nước này trị giá 75,26 tỷ USD. Xuất khẩu của châu Phi sang Trung Quốc đã tăng 32,8% so với cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu từ Bộ Thương mại Trung Quốc.

Chúng ta có thể thấy các con số thương mại tăng cao giữa Trung Quốc và châu Phi khi các công ty Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư trực tiếp vào châu lục và như vậy chúng ta sẽ chứng kiến sự nổi lên của tầng lớp trung lưu ở châu Phi, điều này sẽ dẫn đến sức tiêu thụ cao hơn ở các thành phố châu Phi khi lục địa này biến thành một động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Tại hội nghị thượng đỉnh FOCAC năm nay, Chủ tịch Tập Cận Bình đã tuyên bố cam kết tài trợ 60 tỷ USD trong ba năm tới để giúp các chính phủ châu Phi vượt qua áp lực nợ công, trong khi một số quỹ sẽ được gắn vào xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết cho châu Phi, động thái có thể đưa lục địa này đến con đường thịnh vượng.

Trung Quốc đang chấp nhận một ván cược có rủi ro cao bằng cách đầu tư mạnh vào châu Phi, nhưng nếu có lợi nhuận thu về, cả Trung Quốc và châu Phi đều có thể thành công với các thị trường đang bùng nổ trong những năm và thập kỷ sắp tới.

Theo Tom McGregor, bình luận viên và biên tập viên của CCTV

Ảnh minh họa
Xây dựng Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch biển đảo tầm cỡ quốc tế
(Ngày Nay) -  Ngày 27/4, Văn phòng Chính phủ phát đi Thông báo số 189/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị tổng kết Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg ngày 5/10/2004 về Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
Tuyến phố đi bộ Bãi Cháy thu hút đông đảo người dân và du khách trong ngày đầu khai trương. Ảnh: Đức Hiếu - TTXVN
Quảng Ninh đưa thêm một tuyến phố đi bộ vào hoạt động
(Ngày Nay) -  Tối 27/4, tại khu phố cổ công viên Đại Dương, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) tuyến phố đi bộ kết hợp ẩm thực Bãi Cháy chính thức được khai trương. Tuyến phố này hoạt động từ 19 giờ đến 24 giờ hàng ngày.
Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
(Ngày Nay) - Từ ngày 27/4, ngày đầu tiên của dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, khách du lịch sẽ không được mang các sản phẩm nhựa dùng một lần ra các xã đảo của huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), cụ thể gồm 5 xã đảo: Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Thắng Lợi, Bản Sen.
Trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
Trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
(Ngày Nay) - Sáng 27/4, tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang lần thứ 3, năm 2024, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành. Sự kiện đã thu hút hàng nghìn du khách và nhân dân tới tham dự.
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
(Ngày Nay) - Ngày 26/4, hãng hàng không Japan Airlines của Nhật Bản cho biết mới đây hãng đã phải hủy một chuyến bay từ thành phố Dallas (Mỹ) tới Tokyo sau khi tiếp nhận thông tin từ cảnh sát địa phương rằng cơ trưởng của chuyến bay này có hành vi gây rối tại khách sạn do say rượu.