Một thảm kịch giải tỏa đất ở Trung Quốc

(Ngày Nay) - Các đây hơn ba năm, một vụ bạo lực rúng động Trung Quốc đã diễn ra khi một nhóm dân làng thiêu sống bốn nam thanh niên có liên quan đến hoạt động giải tỏa khu vực đất nông nghiệp mà họ đang canh tác. Vụ việc đã hé lộ một góc khuất trào lưu thâu tóm đất, đẩy nhiều người nông dân vào tình trạng không có đất cày diễn ra trong một thập kỷ nay tại đất nước này.

Trong ba năm ròng, nông dân tại làng Fuyou, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc đã đối đầu với công ty xây dựng muốn biến đất đai của họ thành một đại công trường. Mỗi tối đến, có những người lạ mặt xuất hiện trong làng, đe dọa và thậm chí là hành hung người dân. Dân làng, với cuốc thuổng và lưỡi liềm trong tay, phải chia ca để canh gác các lối vào làng.

Một thảm kịch giải tỏa đất ở Trung Quốc ảnh 1 Sau trận chiến đẫm máu ở làng Fuyou, các đội cảnh sát bán quân sự đã phong tỏa làng Fuyou trong hai tháng. Người làng lần lượt bị bắt giam cho tới khi họ chịu khai ra ai là thủ phạm các vụ giết người. Chín tháng sau đó, nhiều gia đình vẫn không biết người thân của mình đang ở đâu.

Một ngày tháng 10 năm 2015, xuất hiện nhiều chiếc xe tải chở theo nhóm người trong trang phục cảnh sát, mang theo dùi cui, roi điện và khiên chống bạo động hối hả tiến về phía làng. Người làng nhanh chóng truyền tin cho nhau, rồi mang theo gậy gộc tới công trường đợi sẵn.

Hai phía đụng độ ngay tại công trường, trên những con đường nội bộ giữa các tòa nhà xây dựng dở. Nhóm dân làng lật đổ ba chiếc xe tải Chevrolet. Những người bị thương nằm máu me la liệt trên mặt đất.

Người làng bắt được tám “cảnh sát”, trói họ lại bằng băng dính và giam vào nhà sinh hoạt cộng đồng. Khi kiểm tra kỹ hơn, họ phát hiện ra những “cảnh sát” này cũng có khuôn mặt lam lũ như mình. Bộ đồng phục cảnh sát trên người họ chỉ là đồ hóa trang.

Một thảm kịch giải tỏa đất ở Trung Quốc ảnh 2 

Chiều hôm đó, người làng giải bốn trong số những cảnh sát giả mạo ra đường, tưới xăng lên người họ để yêu cầu phe bên kia phải rút lui. Nhưng trái với mong đợi, đối thủ quyết định tấn công.

Khi trận chiến kết thúc, còn lại trên vỉa hè là bốn thi thể đã cháy đen, tay vẫn đang bị trói chặt. Tại những mảnh ruộng gần đó, người ta tìm thấy thi thể của ít nhất hai người dân làng và hai người lạ khác.

“Chúng tôi chẳng có lựa chọn nào khác ngoài tự vệ”, một dân làng giấu tên cho biết. “Nếu chúng tôi không giết họ, họ cũng sẽ giết chúng tôi”.

Trận chiến ở làng Fuyou lay động dư luận Trung Quốc và thế giới, nhưng không mấy ai cảm thấy bất ngờ. Thâu tóm đất đai là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới bất ổn ở vùng nông thôn Trung Quốc, và ở những khu ổ chuột của người dân mất đất mọc lên quanh các thành thị của nước này.

Nông thôn và thành thị

Một thảm kịch giải tỏa đất ở Trung Quốc ảnh 3 

Quá trình đô thị hóa ở Trung Quốc diễn ra nhanh chóng chủ yếu là do áp lực kiếm tiền nơi thành thị. Trong ba thập kỷ trở lại đây, lao động giá rẻ đến từ vùng nông thôn đã đóng góp phần lớn vào kỳ tích phát triển kinh tế của Trung Quốc. Tỉ lệ dân số vùng nông thôn đã giảm từ 80% năm 1980 xuống dưới 50% vào thời điểm hiện tại.

Tuy nhiên, có một nguyên nhân khác không mấy tích cực. Có đến 20% người nhập cư đến các thành thị Trung Quốc không có lựa chọn nào khác ngoài sống tha hương, bởi họ không còn đất đai để canh tác.

Theo một báo cáo năm 2011 của Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, có từ 40 triệu đến 50 triệu người nhập cư đã bị mất đất do giải tỏa. Trung bình mỗi năm, Trung Quốc có thêm ba triệu người nông dân mất đất. Với nhiều người, tiền đền bù đủ để họ bắt đầu một cuộc sống mới ở thành thị, hoặc mở một cửa hàng nhỏ để kinh doanh khi làng biến thành phố. Nhưng hàng triệu người khác không có được may mắn này. Đó chính là khởi nguồn của những trận chiến tuyệt vọng như đã diễn ra ở làng Fuyou.

Một thảm kịch giải tỏa đất ở Trung Quốc ảnh 4

Gần như một nửa số làng ở Trung Quốc đã mất đi một phần, hoặc toàn bộ số đất canh tác họ có kể từ năm 1990, theo khảo sát của tổ chức phi chính phủ Landesa công bố năm 2011. Trong 25% trường hợp, người dân làng không được đền bù bất cứ gì. Theo nghiên cứu của Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, các cuộc biểu tình hoặc bạo động xảy ra phần lớn do người dân tin rằng họ đã không được đền bù hợp lý khi giải tỏa đất.

Đó là tình cảnh của 20.000 nông dân thuộc 12 ngôi làng canh tác trên dải đất màu mỡ thuộc trấn Kim Thành bên bờ hồ Điền Trì, phía nam Côn Minh, thủ phủ của tỉnh Vân Nam. Hàng nghìn ha đã bị chính quyền địa phương giải tỏa để phục vụ cho dự án trị giá 3,6 tỷ USD nhằm biến nơi này thành một địa điểm du lịch với các tòa biệt thự và căn hộ nghỉ dưỡng, bên cạnh đó là một khu chợ bán buôn phụ tùng ô tô.

Năm 2013, tại trấn Kim Thành đã xảy ra 4 vụ đụng độ bạo lực. Trước khi vụ bạo lực chết người xảy ra ở Fuyou khoảng một năm, người dân làng Guangji cạnh đó cũng đã chiến đấu chống lại lực lượng cảnh sát chống bạo động có mặt để bắt giữ một trong những thủ lĩnh chống giải tỏa. Họ đã bắt 15 cảnh sát và quan chức địa phương làm con tin cho tới khi nhà chức trách chấp nhận rút lui. Có 40 người dân và 27 cảnh sát bị thương trong vụ việc.

Bạo lực gia tăng

Trên khắp Trung Quốc, số vụ đụng độ bạo lực đã tăng mạnh kể từ sau năm 2009, khi chính quyền địa phương bắt đầu nhượng quyền sử dụng đất cho các công ty xây dựng để lấy kinh phí. Cũng chính vì điều này, chính quyền và lực lượng an ninh thường đứng về phía chủ đầu tư trong các cuộc tranh chấp với người dân. Theo thống kê của truyền thông nhà nước, trong năm 2010, có ít nhất 16 vụ giải tỏa hoặc cưỡng chế đã dẫn đến cái chết của ít nhất một người. Gần đây, một người nông dân tỉnh Sơn Đông khi ra giữ ruộng của mình đã bị chết thiêu khi đội giải tỏa đốt căn lều của ông.

Một thảm kịch giải tỏa đất ở Trung Quốc ảnh 5 

Tại Trung Quốc, đất nông nghiệp thuộc sở hữu nhà nước hoặc sở hữu hợp tác xã. Những hộ nông dân canh tác trên đó từ nhiều thế kỷ nay chỉ có quyền sử dụng đất có giá trị 30 năm. Người làng không có tiếng nói khi chính quyền quyết định thu hồi đất dành cho các công ty xây dựng. Trên thực tế, những người phản đối quyết liệt đôi khi được nhượng bộ đền bù cao hơn. Nhưng khi chính quyền địa phương cũng quyết tâm không kém, thì các cuộc đụng độ có thể trở nên rất căng thẳng.

Trào lưu “đổi đất” cũng dẫn đến việc đất đai bị giải tỏa nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ phát triển tự nhiên của đô thị. Những “đô thị ma” bắt đầu mọc lên khắp nơi quanh các thành phố lớn của Trung Quốc.

Đó là những gì diễn ra ở dải bờ hồ phía đông nam hồ Điền Trì, nơi có những thửa đất nông nghiệp màu mỡ đang trong tình trạng hoang tàn. Đâu đó, còn sót lại những dấu vết cuối cùng của những vườn rau xanh giữa một công trường xây dựng ngổn ngang phế liệu.

Sự phản kháng của người dân ở khu vực hồ Điền Trì rất mạnh mẽ một phần cũng vì họ từng có được thu nhập tốt từ nghề trồng rau cung cấp cho khắp đất nước Trung Quốc. Người làng Fuyou được đền bù 14.500 USD cho mỗi mẫu đất. Mức giá này cao gấp 4 lần mức đền bù trung bình của cả nước, nhưng thấp hơn so với các làng lân cận, và thấp hơn rất nhiều thu nhập họ có thể có được từ việc canh tác.

Một thảm kịch giải tỏa đất ở Trung Quốc ảnh 6Bốn cảnh sát giả mạo bị dân làng Fuyou trói và tưới xăng.

“Bằng đấy tiền thì có vẻ nhiều, nhưng nó cũng chỉ bằng khoảng hai năm thu nhập của chúng tôi”, một người dân làng Fuyou cho biết. “Một số người không còn đất để trồng trọt nữa, họ đành phải rời bỏ quê hương để kiếm việc làm. Ở vùng này, không mấy người muốn lên thành phố. Chúng tôi muốn ở quê nhà”.

Quá trình thâu tóm đất đai làm đảo lộn quá trình đô thị hóa tự nhiên bằng cách buộc người dân phải đi xa hơn để kiếm việc. Những người trẻ tuổi phải gồng gánh cha mẹ già đã mất đi nguồn thu nhập từ ruộng vườn. Nếu nhà của họ cũng bị giải tỏa, thì một phần lớn của khoản tiền đền bù sẽ phải tiêu vào việc xây một ngôi nhà mới.

Tại làng Anjiang cách làng Fuyou chỉ một vài km, khoảng 40 người dân làng đã bị thương trong một cuộc đụng độ với cảnh sát và đội cưỡng chế giải tỏa vào tháng 4 năm 2013.

Hai năm sau đó, ngôi làng bị vậy quanh bởi những bãi phế thải xây dựng lớn, nhưng không có công trình mới nào mọc lên. Không còn đất canh tác, rất nhiều người đã gia nhập lực lượng lao động nông nghiệp lưu động, bỏ lại đằng sau người già và con trẻ.

“Trước đây, chúng tôi nghèo nhưng được sống bên gia đình”, một người dân làng Anjiang cho biết. “Bây giờ, thì mọi người đều đã lưu lạc tứ phương”.

Cuộc cưỡng chế

Sau trận chiến đẫm máu ở làng Fuyou, các đội cảnh sát bán quân sự đã phong tỏa làng Fuyou trong hai tháng. Người làng lần lượt bị bắt giam cho tới khi họ chịu khai ra ai là thủ phạm các vụ giết người. Chín tháng sau đó, nhiều gia đình vẫn không biết người thân của mình đang ở đâu.

Một thảm kịch giải tỏa đất ở Trung Quốc ảnh 7Hồ Điền Trì - Nơi có những vùng đất nông nghiệp màu mỡ bị giải tỏa.

Những năm sau đó, trạm kiểm soát vẫn được duy trì tại cổng làng. Người ra người vào đều được giám sát kỹ lưỡng.

Mười tháng sau, các thửa ruộng màu mỡ của làng Fuyou đã phải nhường chỗ cho “Tổ hợp Thương mai Phụ tùng Ô tô Toàn Á” - một tổ hợp gồm hàng nghìn nhà xưởng khánh thành vào năm 2015. Đây là một phần dự án của thành phố Côn Minh nhằm tái bố trí 14 khu chợ bán buôn ra khỏi khu vực thành phố, bất chấp sự phản đối của các chủ doanh nghiệp khi bị buộc phải chuyển tới cơ sở mới cách trung tâm dân cư tới 2 giờ lái xe.

Dự án này được ca ngợi là một trong 100 dự án hàng đầu của tỉnh Vân Nam. Dù những cuộc biểu tình của nông dân khiến dự án bị trì hoàn vài năm, nhưng cuối cùng cũng được thực hiện.

Những con tin bị thiêu chết trong cuộc đụng độ kinh hoàng ở làng Fuyou cuối cùng cũng chỉ là những công nhân tại một công trường khai thác đá ở gần đó. Cả bốn người đều đến từ huyện Zhenxiong, một địa phương nghèo hơn rất nhiều cũng thuộc tỉnh Vân Nam. Họ được thuê với giá 56 USD một ngày để tới “trấn áp” người dân làng Fuyou - một số tiền tương đương với ba tuần thu nhập của họ tại quê nhà.

Theo FT

TIN LIÊN QUAN
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.