Mục đích đằng sau việc TQ đưa tên lửa chống hạm ra Biển Đông

Thông tin Trung Quốc đưa tên lửa chống hạm YJ-62 ra đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam chưa được kiểm chứng nhưng việc Bắc Kinh triển khai loại tên lửa như vậy chỉ là vấn đề thời gian.
Mục đích đằng sau việc TQ đưa tên lửa chống hạm ra Biển Đông

Thời gian gần đây, một số kênh truyền thông đã đăng tải tin đồn cho rằng, Trung Quốc có thể đã đưa căng thẳng trên Biển Đông leo thang lên một mức độ mới.

Thông tin này chủ yếu bắt nguồn từ một số trang mạng châu Á. Điển hình như trang Alert 5 gợi ý rằng, Trung Quốc có thể đã triển khai tên lửa chống hạm YJ-62 đến đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Mục đích đằng sau việc TQ đưa tên lửa chống hạm ra Biển Đông ảnh 1

Bức ảnh được cho là Trung Quốc phóng thử tên lửa chống hạm cận âm YJ-62 trên đảo Phú Lâm.

Alert 5 chú thích bên dưới bức ảnh mà giới truyền thông đồn đoán: "Tên lửa chống hạm cận âm YJ-62 có thể đã được phóng thử nghiệm trên đảo Phú Lâm". Cho đến nay, các hãng thông tấn lớn trên thế giới đều chưa đăng tải hay bình luận về thông tin này.

Tạp chí National Interest (Mỹ) hiện chưa thể xác thực tính chính xác của thông tin này. Theo báo Mỹ, chuyên gia Harry J. Kazianis chỉ được biết đến nguồn tin sau khi truyền thông Việt Nam muốn ông bình luận về vụ việc.

Tác giả Kazianis nhận định, các YJ-62 không phải là mẫu tên lửa chống hạm tốt nhất của Trung Quốc nhưng đây rõ ràng là một yếu tố có thể thay đổi cục diện Biển Đông.

Mỗi tên lửa YJ-62 mang theo 300 kg đầu đạn xuyên giáp. Sử dụng động cơ tuốc bin khí, tên lửa có thể bắn xa 280 km và tầm bay tối thiểu 40-60 km. YJ-62 đạt tốc độ cận âm, vào khoảng Mach 0.6 - 0.8 (735-1000 km/giờ).

Bắc Kinh cho đến nay chưa lên tiếng xác nhận việc triển khai tên lửa chống hạm ở Biển Đông. Thông cáo từ Washington hoặc các bức ảnh vệ tinh nếu có cũng chỉ xuất hiện trong vài ngày tới.

Theo chuyên gia Kazianis, vấn đề không phải là liệu Trung Quốc có đưa tên lửa chống hạm lên các đảo nhân tạo trái phép ở Biển Đông hay không mà câu hỏi đặt ra là khi nào?

Lý do để Trung Quốc đưa ra hành động như vậy mang cả ý nghĩa ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, ông Kazianis nhận định. Đầu tiên, đây có thể là phản ứng của Trung Quốc sau những thông điệp hợp tác ngày càng gắn kết giữa Mỹ và Philippines.

Việc rò rỉ các bức ảnh tên lửa có thể là bước đi trực tiếp nhằm đáp trả Thỏa thuận Hợp tác Quốc phòng mà Manila và Washington ký kết hồi tuần trước. Thỏa thuận này cho phép quân đội Mỹ đồn trú thường trực tại 5 căn cứ quân sự của Philippines gần Trường Sa.

Về trung hạn, Trung Quốc có lý do riêng để muốn triển khai tên lửa chống hạm ở Biển Đông. Sức mạnh hải quân Bắc Kinh hiện không thể sánh với Mỹ một cách trực tiếp, trong cuộc đối đầu trực diện. Các vũ khí chống hạm trang bị trên mặt đất, dù là phiên bản cũ như YJ-62 cũng giúp cho Bắc Kinh có thêm hệ thống vũ khí để răn đe tàu chiến Mỹ và các lực lượng đồng minh.

Điều này cũng giúp cho Trung Quốc mở rộng chiến lược chống tiếp cận, chống xâm nhập (A2/AD) xuống các khu vực xa hơn ở Biển Đông. Kết hợp YJ-62 với các tên lửa đạn đạo chống hạm tầm xa, Trung Quốc đã hội tủ đủ các yếu tố cần thiết để biến Biển Đông thành khu vực mà tàu chiến Mỹ không thể can thiệp.

Về mặt lâu dài, nếu như tên lửa chống hạm thực sự được Bắc Kinh triển khai chứ không phải là tin đồn trên internet, thì đây phù hợp với chiến lược dài hạn nhằm nâng cao năng lực tấn công quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông.

Từ đó, Trung Quốc muốn củng cố cái gọi là "đường 9 đoạn", đảm bảo rằng Bắc Kinh sẽ thống trị sức mạnh tại Biển Đông, trong khi gián tiếp làm suy yếu tầm ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực.

Chuyên gia Kazianis cho rằng, Trung Quốc sẽ còn tiếp tục có leo thang căng thẳng trong vài tháng hay thậm chí là vài năm tới, nhờ những hòn đảo nhân tạo xây dựng trái phép ở Biển Đông. Một trong những kịch bản đó là tàu chiến Trung Quốc hiện diện tại các cảng quân sự mới xây dựng, hay việc triển khai các tên lửa đạn đạo tầm xa và tên lửa hành trinh cũng như xây dựng hạm đội hải quân và tàu hải cảnh trong khu vực.

Tất cả những yếu tố này đều hướng đến mục đích thống trị sức mạnh trên Biển Đông, củng cố tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc.

Như vậy, vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng về việc Trung Quốc triển khai tên lửa chống hạm ở Biển Đông. Câu hỏi đặt ra là, liệu Washington và các đồng minh sẽ phản ứng như thế nào nếu điều này trở thành sự thực.

Đăng Nguyễn

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.