Nghiên cứu mới được thực hiện bởi một nhóm các nhà khoa học quốc tế và được công bố trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ (PNAS), đã cung cấp dữ liệu phát thải cho một chương trình giả lập dự đoán mực nước biển dâng. Mô hình của các nhà nghiên cứu cũng bao gồm các biến số khác như giãn nở nhiệt, dải băng và tan băng và lưu trữ nước trên mặt đất.
Nghiên cứu tiếp tục cho thấy mức khí thải từ 5 vùng lãnh thổ trong 40 năm trước đó là Ấn Độ, Nga, Trung Quốc, Mỹ và Liên minh châu Âu sẽ khiến 25% mực nước biển dâng vào năm 2030
Theo ông Alexander Nauels, một trong những tác giả nghiên cứu, làm việc tại Viện phân tích khí hậu ở Berlin, quan điểm của nhóm nghiên cứu là chỉ ra rằng lượng khí thải hiện tại sẽ ảnh hưởng đến mực nước biển trong 200 năm tới.
"Tất cả chúng ta chỉ tập trung vào thế kỷ 21", ông Nauels nói với AFP. "Đôi khi điều đó có thể tạo ra ấn tượng sai lầm rằng sau thế kỷ 21 sẽ không có gì khác xảy ra".
Báo cáo đặc biệt về đại dương và tầng khí quyển trong biến đổi khí hậu do Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) của Liên Hợp Quốc công bố tháng trước cho thấy các đại dương đang nóng lên và có tính axit hơn do sự hấp thụ carbon dioxide tăng lên và nồng độ oxy đang hạ thấp.
Nước Mỹ hôm thứ Hai đã chính thức thông báo cho Liên Hợp Quốc về việc rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Chính quyền Trump lần đầu tiên tuyên bố rằng họ đang lên kế hoạch rút khỏi thỏa thuận vào năm 2017, tuyên bố rằng thỏa thuận này làm suy yếu nền kinh tế và tăng trưởng việc làm của Mỹ cũng như dẫn đến sự sụt giảm sản lượng các ngành khai thác tài nguyên thiên nhiên.
Hiệp định Paris là một thỏa thuận quốc tế được tạo ra trong Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu năm 2015. Các quốc gia tham gia Hiệp định đặt ra giới hạn về khí thải nhà kính, nguyên nhân chính của biến đổi khí hậu.