Mỹ đối mặt khó khăn khi trở lại Hiệp định Paris

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Các nhà lãnh đạo thế giới hoan nghênh việc Mỹ chính thức quay trở lại Hệp định Khí hậu Paris, tuy nhiên chính quyền Tổng thống Joe Biden sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn trước mắt, đặc biệt là cắt giảm lượng khí thải nhiên liệu hóa thạch.
Mỹ đối mặt khó khăn khi trở lại Hiệp định Paris

Trong bài phát biểu trước các nhà lãnh đạo châu Âu, ngoài vấn đề khí hậu, ông Biden đã đề cập đến đại dịch COVID-19, vốn đang làm xáo trộn các nền kinh tế và mối quan hệ căng thẳng với Trung Quốc.

"Bất chấp tất cả những thách thức khác, chúng ta không còn có thể trì hoãn để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Đây là một cuộc khủng hoảng hiện sinh toàn cầu, và tất cả chúng ta sẽ phải chịu đựng nếu thất bại”, ông Biden tuyên bố.

Ngay trong ngày đầu tiên nhậm chức, ông Biden đã ký lệnh hành pháp để đưa nước Mỹ trở lại Hiệp định Khí hậu Paris.

Tân Tổng thống Mỹ đang nỗ lực lật ngược các chính sách "ly khai" dưới thời Tổng thống Trump và cũng cam kết làm lại mạng lưới điện, hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng khác trị giá 2 nghìn tỷ USD để cắt giảm tình trạng ô nhiễm nhiên liệu hóa thạch.

Về phần các nhà lãnh đạo châu Âu, họ mong đợi nước Mỹ chứng minh sự nghiêm túc của mình đối với các biện pháp bảo vệ môi trường.

Họ đặc biệt mong muốn Mỹ công bố mục tiêu quốc gia mới đến năm 2030 về cắt giảm lượng khí thải nhiên liệu hóa thạch, mục tiêu mà các nhà khoa học đồng ý là giúp đảo ngược hiện tượng biến đổi khí hậu Trái đất và làm trầm trọng thêm tình trạng hạn hán, bão, lũ lụt và các thảm họa thiên nhiên khác.

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm thứ Năm cho biết việc tái gia nhập Hiệp định của Mỹ "rất quan trọng”, cũng như thông báo của ông Biden rằng Mỹ sẽ quay trở lại cung cấp viện trợ khí hậu cho các quốc gia nghèo hơn, như đã hứa vào năm 2009.

Bà Inger Andersen, giám đốc chương trình môi trường tại Liên Hợp Quốc, cho biết Mỹ phải chứng minh vai trò lãnh đạo của mình đối với phần còn lại của thế giới, nhưng bà tự tin về khả năng này khi nước Mỹ đưa ra các mục tiêu cắt giảm khí thải cần thiết.

Chính quyền Biden hiện đang nỗ lực thực hiện mục tiêu cân bằng giữa việc cắt giảm lượng khí thải và phát triển kinh tế. Việc thực hiện mục tiêu phát thải của Mỹ vào tháng 4, khi ông Biden dự định tổ chức hội nghị thượng đỉnh Ngày Trái đất, sẽ giúp chính quyền mới của mình thúc đẩy các quốc gia khác thực hiện tham vọng cắt giảm khí thải.

Thượng nghị sĩ Wyoming John Barrasso, đảng viên Cộng hòa hàng đầu trong hội đồng năng lượng của Thượng viện, đã chỉ trích chính quyền Biden vì đã tái gia nhập Hiệp định Paris.

“Quay trở lại Hiệp định Paris sẽ làm tăng chi phí năng lượng của người Mỹ và sẽ không giải quyết được biến đổi khí hậu. Chính quyền Biden sẽ đặt ra các mục tiêu không khả thi cho Mỹ trong khi Trung Quốc và Nga có thể tiếp tục phát triển như bình thường”.

Giáo sư Nate Hultman từ Đại học Maryland, người đã thực hiện mục tiêu của Hiệp định Paris dưới thời Tổng thống Obama, cho biết ông dự kiến ​​mục tiêu năm 2030 là cắt giảm lượng khí thải carbon dioxide từ 40% đến 50% so với mức cơ bản năm 2005.

Một mục tiêu lâu năm trong Hiệp định Paris đó là giữ cho nhiệt độ toàn cầu không vượt quá 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Thế giới đã ấm lên 1,2 độ C kể từ thời điểm đó.

Theo AP
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.