Mỹ loại bỏ yếu tố chủng tộc khỏi quy trình khám phổi

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Chỉ đạo lược bỏ yếu tố chủng tộc khỏi quá trình đánh giá sức khỏe phổi cho các y bác sĩ tại Mỹ có thể sẽ mang lại kết quả vượt trên cả dự định cải cách y tế ban đầu, như làm tăng khoản bảo hiểm y tế và khả năng chuẩn đoán bệnh cho người da đen, đồng thời cải thiện tình trạng làm việc của họ.
Mỹ loại bỏ yếu tố chủng tộc khỏi quy trình khám phổi

Theo báo cáo từ một nghiên cứu trên Tạp chí Y học New England, tên của các bệnh nhân châu Á và da đen sẽ được đẩy lên trong danh sách chờ ghép phổi của Mỹ, với thời gian chờ đợi dự kiến ​​ít hơn 4.3 ngày. Trong khi đó, các bệnh nhân gốc Tây Ban Nha và da trắng sẽ bị đẩy xuống, và sẽ phải chờ lâu hơn 1.1 ngày.

Trong báo cáo được trình bày tại cuộc họp thường niên tại San Diego của Hiệp hội Lồng ngực Mỹ, các nhà nghiên cứu nhận thấy các chẩn đoán ở Mỹ về rối loạn phổi không tắc nghẽn, chẳng hạn như viêm phế quản mãn tính, có thể sẽ tăng 141% đối với bệnh nhân da đen và giảm 69% đối với bệnh nhân da trắng.

Các nhà nghiên cứu ước tính khoản bảo hiểm y tế thường niên cho các cựu chiến binh da đen có thể sẽ tăng hơn 1 tỷ USD và giảm 500 triệu USD đối với các cựu chiến binh da trắng.

Trong hàng trăm năm, người da đen vẫn luôn được cho là có phổi nhỏ hơn người da trắng, có nghĩa là một lượng không khí nhất định đi vào và ra khỏi phổi có thể cho thấy chức năng phổi bị suy giảm ở bệnh nhân da trắng nhưng lại được xem là bình thường ở bệnh nhân da đen.

Do đó, các phương trình truyền thống dựa trên chủng tộc để giải thích kết quả đo phế dung, loại xét nghiệm chức năng phổi được sử dụng phổ biến nhất, đều phát triển từ ý tưởng rằng khái niệm “bình thường” khác nhau tùy theo chủng tộc.

Các chuyên gia hiện tin rằng dung tích phổi nhỏ hơn ở một số nhóm người không phải da trắng có thể là do sống trong môi trường tiếp xúc với ô nhiễm, dinh dưỡng kém và nhiều yếu tố tiềm tàng khác.

Các phương trình mới và trung lập về chủng tộc, quan tâm đến các yếu tố như chiều cao, tuổi tác và giới tính thay vì chủng tộc trong việc xét nghiệm chức năng phổi, đều nhằm mục đích giúp khắc phục những bất bình đẳng kể trên. Vào năm ngoái, chỉ đạo sử dụng các công thức trung lập về chủng tộc đã được Hiệp hội Lồng ngực ban hành.

Tiến sĩ Raj Manrai thuộc Trường Y Harvard ở Boston, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết những phương trình này "mang lại cơ hội để vượt qua các yếu tố đại diện sơ đẳng như chủng tộc cũng như giả định đi kèm rằng những khác biệt về chức năng phổi này là vô hại".

Kết quả của các phương trình mới có thể sẽ phức tạp. Các nhà nghiên cứu nhận thấy, nếu kết quả cho thấy tình trạng suy phổi nghiêm trọng hơn, khả năng các bác sĩ phẫu thuật đề xuất các phương pháp phẫu thuật điều trị triệt căn sẽ ít hơn. Tuy nhiên điều này có thể ngăn ngừa các biến chứng phẫu thuật xảy ra ở những bệnh nhân có nguy cơ giờ đã cao hơn so với những gì đã được biết trước đây.

Tiến sĩ Meredith McCormack thuộc Đại học Y Johns Hopkins ở Baltimore, Maryland, đồng tác giả của một bài xã luận kèm theo, cho biết đây là nghiên cứu lớn đầu tiên đo lường những tác động có thể sẽ xảy ra khi các phương trình mới này thay đổi cán cân quy định ai sẽ đủ điều kiện nhận các phương pháp điều trị và lợi ích kinh tế xã hội.

Phân tích dữ liệu nghiên cứu trên hơn 369.000 cư dân Mỹ và Anh cho thấy các công thức mới có thể sẽ phân loại lại tình trạng bị hoặc không bị suy hô hấp ở nhiều mức độ khác nhau cho 12.5 triệu bệnh nhân Mỹ.

Các nhà nghiên cứu ước tính các phương trình mới cũng sẽ phân loại lại xếp hạng suy giảm sức khỏe cho 8.16 triệu người, phân loại lại những ai đáp ứng điều kiện làm các công việc đòi hỏi chức năng phổi ở mức độ nhất định như lính cứu hỏa cho 2.28 triệu người, phân loại bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cho 2.05 triệu người, và phân loại những ai đủ điều kiện nhận bồi thường thương binh cho 413.000 người.

Các nhà nghiên cứu cho biết những thay đổi trong phân loại bệnh nhân cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng hội đủ điều kiện để thử nghiệm các phương pháp điều trị mới của họ.

Tiến sĩ David Kaminsky tại Đại học Larner thuộc Đại học Y Vermont, Burlington, đồng tác giả bài xã luận, cho biết sẽ mất nhiều năm để tìm ra tác động của sự thay đổi này đến các kết quả y tế và xác định xem mặt lợi có nhiều hơn hại hay không.

Theo Reuters
Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể Danh thắng Tràng An có vẻ đẹp cảnh quan là các cánh đồng lúa; vì vậy, đề nghị UBND tỉnh Ninh Bình xem xét không thực hiện việc chuyển đổi diện tích đất trồng lúa sang đất khu đô thị để tránh làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên tạo nên giá trị của di sản.
Yêu cầu tỉnh Ninh Bình không làm ảnh hưởng xấu tới Di sản Tràng An
(Ngày Nay) - Liên quan đến đề xuất “xén” một phần cảnh quan thuộc vùng đệm Di sản Quần thể Danh thắng Tràng An để thực hiện dự án Khu Đô thị Ninh Thắng I của UBND tỉnh Ninh Bình; mới đây Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có những ý kiến cụ thể, trong đó yêu cầu: không thực hiện chuyển đổi đất nhằm tránh làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên tạo nên giá trị của di sản.
Lịch sử của linh vật Olympic
Lịch sử của linh vật Olympic
(Ngày Nay) - Trong vòng hơn 50 năm, các vận động viên thi đấu tại Thế vận hội Olympic thường được cổ vũ bởi những linh vật độc đáo và ngộ nghĩnh.
Mối nguy hại tiềm tàng của mực xăm chứa vi khuẩn
Mối nguy hại tiềm tàng của mực xăm chứa vi khuẩn
(Ngày Nay) - Theo nghiên cứu mới của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), mực xăm hình và mực phun xăm thẩm mỹ được được đóng bao bì kín, trong đó có cả những loại được đánh dấu vô trùng, chứa hàng triệu vi khuẩn có nguy cơ gây bệnh.
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
(Ngày Nay) - Ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...