“Ngã ngửa” lí do “bố mẹ bảo - con không nghe”

Đằng sau cách hành xử chưa ngoan của trẻ có nhiều nguyên nhân “không ngờ”.
“Ngã ngửa” lí do “bố mẹ bảo - con không nghe”

Muốn con ngoan ngoãn, cư xử đúng mực là điều mà phụ huynh nào cũng mong muốn nhưng đôi khi, cha mẹ phải đau đầu trước những tình huống trẻ bướng bỉnh, không chịu nghe lời. Tìm hiểu ngọn nguồn nguyên nhân sẽ giúp cha mẹ dễ dàng xử lí hơn và có cách dạy dỗ con cái cho phù hợp. Dưới đây là những nguyên nhân “không ngờ” khiến trẻ có những cách hành xử chưa ngoan:

Trẻ muốn gây sự chú ý

Trẻ có những hành vi cư xử không đúng mực có thể là do chúng đang muốn gây sự chú ý. Thông thường, khi bố mẹ đang nghe điện thoại, thăm họ hàng hoặc bạn bè hoặc bận rộn việc gì đó, trẻ có cảm giác bị bỏ rơi. Vì thế, chúng mè nheo, rên rỉ, cáu gắt hoặc đánh, cãi nhau với các anh chị em trong nhà để lấy lại sự chú ý. Kể cả khi sự chú ý của bố mẹ không phải là việc yêu thương, vỗ về, trẻ vẫn thích bố mẹ phải để tâm đến mình. Chúng muốn người lớn nhìn vào chúng, nói chuyện với chúng và thể hiện sự quan tâm đến chúng.

“Ngã ngửa” lí do “bố mẹ bảo - con không nghe” - anh 1

Trẻ có những hành vi cư xử không đúng mực có thể là do chúng đang muốn gây sự chú ý. (Ảnh minh họa)

Trẻ đang bắt chước những trẻ khác

Trẻ con quan sát hành động của những người xung quanh và học theo rất nhanh. Trẻ thường hay lặp lại những hành động của bạn bè cùng trang lứa hay làm hoặc những điều trẻ nhìn thấy trên ti vi.

Do đó, bố mẹ cần giám sát những gì con cái mình vẫn xem trên TV, trò chơi điện tử và mạng Internet. Cần làm tấm gương cho trẻ trong việc thực hiện những hành vi mẫu mực và dạy trẻ cách cư xử đúng dắn, không bị dao động, lung lay, dễ dàng học đòi theo những thói hư tật xấu từ người khác.

Càng cấm, càng muốn thử

Không chỉ riêng với trẻ em, con người lúc nào cũng có xu hướng tò mò, muốn vượt qua giới hạn, những thứ gì càng bị cấm đoán thì càng muốn thử sức, khám phá.

Khi bố mẹ đề ra luật lệ và bắt con trẻ không được làm cái này, không được làm cái kia, trẻ thường sẽ càng muốn thử để xem mức độ nghiêm trọng của những lời bố mẹ dọa nạt đến đâu. Nhiều trẻ muốn biết liệu hậu quả sẽ như thế nào nếu chúng phá vỡ các nguyên tắc.

Do đó, bố mẹ cần phải đặt ra những luật lệ và giới hạn rõ ràng, cảnh báo một cách nhất quán những hậu quả sẽ xảy ra nếu như trẻ không nghe theo. Nếu như để trẻ biết rõ chúng sẽ phải chịu hậu quả gì nếu làm trái quy định thì khả năng trẻ muốn phạm lỗi sẽ giảm đi đáng kể.

Trẻ bị thiếu kĩ năng sống

Một đứa trẻ thiếu kĩ năng giao tiếp xã hội có thể sẽ đánh bạn chỉ vì không biết yêu cầu bạn trả lại đồ chơi. Một đứa trẻ thiếu kĩ năng xử lí vấn đề có thể sẽ không chịu dọn dẹp phòng vì trẻ không biết sắp xếp đồ chơi trong phòng như thế nào cho gọn gàng.Trong trường hợp này, khi thấy trẻ cư xử không đúng mực, thay vì mắng, phạt trẻ, hãy dạy trẻ cách giải quyết tình huống trẻ đang gặp khó khăn.

Trẻ sẽ đạt được điều chúng muốn

Một trong những lí do đơn giản nhất của việc trẻ mè nheo, ăn vạ hoặc không vâng lời là bởi bố mẹ sẽ nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của chúng. Nếu việc phá vỡ các nguyên tắc giúp trẻ đạt được điều chúng muốn, trẻ sẽ nhanh chóng nhận ra đây là một “chiêu” hiêu quả để vòi vĩnh. Một lần, trẻ rên rỉ cho đến khi mẹ mua kẹo cho chúng thì lần sau, nếu muốn ăn kẹo, trẻ lại tiếp tục khóc lóc với mẹ.

Trẻ muốn được độc lập

Trẻ thường phá vỡ luật lệ và cư xử ngang ngược vì chúng coi đó là cách để khẳng định mình, khẳng định sự tự chủ, tự lập. Điều này thường xảy ra khi trẻ bắt đầu đi học, được tiếp xúc với nhiều điều mới lạ, được thầy cô ở trường dạy cách làm nhiều thứ bằng chính đôi tay của trẻ, vì thế mà trẻ muốn “khoe” những kĩ năng mới của chúng, muốn tranh luận với người lớn, thể hiện sự hiểu biết của mình và đôi khi có thể dẫn đến cách cư xử theo kiểu “nổi loạn”.

Xem thêm:

- Tuyệt chiêu khiến trẻ ngừng khóc lóc, mè nheo của mẹ Mỹ

- Nguyên nhân gây khủng hoảng tuổi lên 3 của trẻ

Theo Khám phá

Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.