Ngành mía đường trong nước đang gặp nhiều khó khăn

Tổng diện tích mía nguyên liệu hiện đã giảm hơn 30% so với các năm trước buộc các nhà máy duy trì sản xuất công suất thấp. Bên cạnh đó, chi phí đầu tư mỗi 1.000 m2 mía khoảng 7 triệu đồng nhưng chỉ thu được khoảng 3-4 triệu đồng khiến nông dân nợ ngân hàng rất nhiều.
Hội nghị bàn các giải pháp chống buôn lậu đường cát và tháo gỡ khó khăn cho ngành mía đường Việt Nam - Ảnh: VGP/Lê Anh
Hội nghị bàn các giải pháp chống buôn lậu đường cát và tháo gỡ khó khăn cho ngành mía đường Việt Nam - Ảnh: VGP/Lê Anh

Chiều 30/10, tại TPHCM, Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban chỉ đạo 389 quốc gia) đã tổ chức hội nghị bàn các giải pháp chống buôn lậu đường cát và tháo gỡ khó khăn cho ngành mía đường Việt Nam.

Theo số liệu của Hiệp hội Mía đường Việt Nam, hiện nay, nước ta có 40 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, sản xuất đường. Trong vụ sản xuất 2017-2018, cả nước có 37 nhà máy đường hoạt động, sản lượng đường sản xuất được là 1.476.500 tấn đường; niên vụ 2018-2019 các nhà máy đường sản xuất được 1.173.933 tấn đường. 

Tổng diện tích mía nguyên liệu hiện đã giảm khoảng 30-60% so với các năm trước. Việc thiếu mía nguyên liệu buộc các nhà máy duy trì sản xuất công suất thấp. Chi phí đầu tư mỗi 1.000 m2 mía khoảng 7 triệu đồng nhưng chỉ thu được khoảng 3-4 triệu khiến nông dân nợ ngân hàng rất nhiều, một số vùng thua lỗ nặng, nông dân phải bỏ ruộng mía vì càng đầu tư càng lỗ. 

Đáng chú ý, theo lộ trình cam kết của Hiệp định Thương mại hàng hóa Asean (ATIGA), từ ngày 1/1/2020, mặt hàng đường từ các nước trong khối ASEAN vào Việt Nam sẽ được xóa bỏ hạn ngạch nhập khẩu, với thuế suất nhập khẩu chỉ 5%. Việc gia nhập và thực thi Hiệp định ATIGA sẽ càng tạo ra những áp lực rất lớn đối với ngành mía đường.

Tại Hội nghị, nhiều doanh nghiệp cho rằng, ngành mía đường trong nước sẵn sàng hội nhập và không lo cạnh tranh khi vào ATIGA nhưng cần nhà nước hỗ trợ các giải pháp để hoạt động chống buôn lậu, hàng giả hiệu quả và cạnh tranh sòng phẳng với hàng ngoại trên sân nhà.

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam gian lận thương mại, đã gây tổn thất cho ngành mía đường Việt Nam trong thời gian dài và nghiêm trọng. Hơn hai năm vừa qua, việc gian lận thương mại, buôn lậu quy mô lớn từ Thái Lan ( có giá đường bán ra rẻ hơn Việt Nam), qua Campuchia vào biên giới các tỉnh Tây Nam Việt Nam và đưa vào thị trường tiêu thụ đã khiến cho 1/3 các nhà máy đường Việt Nam đóng cửa, nhiều cánh đồng mía bỏ hoang vì thua lỗ.

Theo số liệu của các lực lượng chức năng, từ năm 2018 đến hết 9 tháng đầu năm 2019, các lực lượng chức năng đã kiểm tra, xử lý 876 vụ vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính trên 1 tỷ đồng,  thu giữ hơn 3.000 tấn đường vi phạm trị giá trên 12,5 tỷ đồng. Trong đó, các hành vi vi phạm chủ yếu là vận chuyển, kinh doanh đường nhập lậu; vi phạm về nhãn hàng hóa, đường không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Mặc dù vậy, theo ông Trương Văn Ba, Phó Chánh Văn phòng thường trực, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép mặt hàng đường qua biên giới vẫn tiếp tục diễn ra theo chiều hướng phức tạp, có xu hướng tăng. Phương thức hoạt động của các đối tượng ngày càng tinh vi. Khi bị lực lượng chống buôn lậu phát hiện bắt giữ, các đối chống trả quyết liệt, vứt hàng bỏ chạy hoặc sử dụng bộ hồ sơ mua đấu giá đường hợp pháp để hợp thức hóa hàng lậu đối phó với các lực lượng chức năng khi bị kiểm tra… khiến việc bắt giữ, xử lý các đối tượng vi phạm rất khó khăn.

Ngoài ra, khi đường vào trong nội địa, các lực lượng thay đổi bao bì nhãn mác của Việt Nam để qua mặt các lực lượng chức năng, gây khó khăn trong quá trình kiểm tra, kiểm soát.

Theo ông Trương Văn Ba, để khắc phục tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, thời gian tới, các địa phương, đơn vị cần tăng cường lực lượng nắm chắc tình hình phía bên kia biên giới, phương thức, quy luật hoạt động tập kết, vận chuyển đường kính của các chủ đầu nậu; tập trung bố trí lực lượng, phương tiện thường trực chốt chặn 24/24h tại các đường mòn, bến sông trên biên giới mà các đối tượng thường vận chuyển hàng lậu; phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng và cấp ủy, chính quyền địa phương và gắn trách nhiệm của người chỉ huy, tổ công tác vào từng địa bàn cụ thể trong công tác đấu tranh chống buôn lậu nói chung và đường cát nói riêng.

Trong bối cảnh Hiệp Hiệp định ATIGA đang đến gần, các chuyên gia và các nhà hoạch định chính sách cho rằng, Hiệp hội Mía đường Việt Nam, các công ty, nhà máy sản xuất và người nông dân cần đưa vào canh tác các loại giống có sản phẩm chất lượng tốt, năng suất cao, chuyên canh.

Bên cạnh đó, không ngừng đầu tư nghiên cứu, áp dụng khoa học kỹ thuật, cải tiến công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, vừa đáp ứng nhu cầu, thị hiếu chính đáng của người tiêu dùng; vừa cạnh tranh với ngoại nhập.

Theo VGP
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
(Ngày Nay) - Những bức tranh dân gian Hàng Trống với nội dung thể hiện các tích truyện dân gian, được các nghệ nhân khắc họa cầu kỳ, tinh xảo, toát lên nét sinh động, ý nhị, trở thành nét tinh hóa văn hóa của vùng đất Kinh Kỳ.
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
(Ngày Nay) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, quý I/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 6,54 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 1,4 triệu lượt khách, tăng 40%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 25.487 tỷ đồng, tăng 17,8%.
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, người sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử FTX Sam Bankman-Fried đã bị kết án 25 tù vì tội lừa đảo khách hàng và các nhà đầu tư trên nền tảng giao dịch tiền ảo này.
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
(Ngày Nay) - Trước thềm mùa du lịch biển, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng chỉ trang đô thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Seoul chìm trong bụi mịn
Seoul chìm trong bụi mịn
(Ngày Nay) - Cảnh báo bụi mịn đã được ban bố ở hầu hết các khu vực thuộc tỉnh Gyeonggy và thủ đô Seoul của Hàn Quốc trong sáng 29/3.
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
(Ngày Nay) - Chiến dịch vận động tái tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhận được cú hích nhờ sự hỗ trợ của hai người tiền nhiệm là cựu Tổng thống Bill Clinton và Barack Obama.