Cửa hàng Majerca và các xưởng sản xuất đồ thủ công là một phần của phong trào nhỏ nhưng đang phát triển ở Nhật Bản nhằm thúc đẩy quyền lợi lao động của khuyết tật.
Mặc dù là quốc gia duy nhất tổ chức Paralympic hai lần và chính phủ cam kết giúp người khuyết tật hòa nhập, các nhà hoạt động và chuyên gia cho rằng thực tế vẫn hết sức tàn khốc với nhóm người kém may mắn này.
Người khuyết tật Nhật Bản thường được nhận một khoản trợ cấp, thường được hiểu là cho những người thất nghiệp, trong khi có rất ít hỗ trợ cho những người đang tìm kiếm việc làm.
Theo Hattori Miho, người cung cấp nguyên liệu cho các cửa hàng tương tự như Majerca, một số người khuyết tật đã có thâm niên làm đồ thủ công hơn 30 năm. "Họ có kinh nghiệm đến mức chúng ta nên gọi họ là nghệ nhân", Hattori quả quyết.
Khoảng hai chục nhân viên tại Majerca, hầu hết đều là người bị khuyết tật trí tuệ. |
Kawasaki Ayame, một thanh niên 28 tuổi mắc hội chứng Down, cho biết: “Tôi đang làm những chiếc khăn choàng vai bằng cách sử dụng len làm lông cừu và bông. Tôi thích dệt."
Majerca cung cấp túi xách và khăn choàng cho các cửa hàng và phòng trưng bày khác, các mặt hàng có giá vài nghìn yên. Trừ chi phí, mỗi nghệ nhân chỉ kiếm được khoảng 15.000 yên (gần 3 triệu đồng) một tháng, số tiền mà Hattori mô tả là "đau lòng".
Đây không phải là nguồn thu nhập chính của các nghệ nhân, những người vẫn được hưởng trợ cấp của chính phủ, và con số này là mức trung bình trên toàn quốc đối với người khuyết tật trí tuệ, theo Bộ Phúc lợi xã hội.
“Sức lao động và sản phẩm của họ rất có giá trị nhưng chúng vẫn vô hình", theo Fujimoto Mitsuhiro, người sáng lập cửa hàng Majerca.
Majerca dành khoảng 60-70% doanh thu sản phẩm cho nhân viên và Fujimoto cho biết ông khuyến khích các nghệ nhân trân trọng các tác phẩm của họ và được trả công xứng đáng.
"Đôi khi, tôi đã nâng giá 5 lần so với một món hàng chỉ trị giá 500 yên", ông Fujimoto nói.
Các chuyên gia cho biết định kiến xã hội đã cản trở cơ hội làm việc cho người khuyết tật, ngoài ra luật pháp Nhật Bản còn tồn tại nhiều lỗ hổng.
Theo ông Hojo Masashi - chuyên gia phúc lợi xã hội, luật pháp Nhật Bản không cho phép người lao động khuyết tật sử dụng người trợ giúp (được chính quyền trả công) vào mục đích đi lại tới nơi làm việc.
Điển hình nhất là vào năm 2019, khi hai chính trị gia khuyết tật giành được ghế trong thượng viện của Nhật Bản.
Các trợ lý của họ được thượng viện trả lương, nhưng các nhà lập pháp muốn thay đổi luật để giúp 11.500 người khuyết tật khác đang phải nhờ đến sự chăm sóc của người trợ giúp.
Bất chấp những trở ngại đối với người lao động khuyết tật, công ty Heralbony, được thành lập cách đây ba năm, vẫn đang ăn nên làm ra.
Công ty có kế hoạch mở rộng sang các mặt hàng nội thất và đồ gỗ trong năm nay.
Còn với Fujimoto - chủ cửa hàng Majerca, ông tin rằng việc giới thiệu sản phẩm của các nghệ nhân sẽ giúp thay đổi những định kiến với người khuyết tật.
"Bằng cách đến thăm Majerca, tôi hy vọng mọi người sẽ thấy những gì họ làm và những gì họ có thể làm, và bắt đầu suy nghĩ về việc liệu họ có được đối xử công bằng hay không", ông Fujimoto nói.