Nghị quyết 43 giúp Việt Nam “hạ cánh mềm”

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Nhiều đại biểu Quốc hội nhận định, việc ban hành Nghị quyết 43 hết sức kịp thời, hợp lòng dân.
Nghị quyết 43 giúp Việt Nam “hạ cánh mềm”

Sáng 25/5, các đại biểu đã thảo luận về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023”.

Các đại biểu cho rằng, các chính sách đưa ra trong Nghị quyết có tính chiến lược, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bổ sung nguồn lực lớn từ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn huy động khác để thực hiện chính sách an sinh xã hội, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, vực dậy cả cung và cầu của nền kinh tế.

Đại biểu Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) đã có phân tích thú vị về nội dung này. Ông cho rằng, Nghị quyết 43 ban hành vào đầu năm 2022 và dự kiến thực hiện trong năm 2022-2023 với mục tiêu phục hồi kinh tế sau COVID-19.

Nếu chỉ có COVID-19, các gói chính sách này là không cần thiết, do thực tế năm 2022 nền kinh tế thời điểm đó thừa vốn, lãi suất rất thấp, các gói hỗ trợ cũng không có tác dụng kích thích tăng trưởng. Nhưng ngoài COVID-19, kinh tế giai đoạn 2022 và 2023 có những vấn đề khác (chiến tranh, kinh tế toàn cầu biến động, vỡ bong bóng tài sản), nên cuối cùng gói hỗ trợ này lại phần nào phát huy được hiệu quả.

“Thêm vào đó, chính việc chậm triển khai Nghị quyết 43 khiến nó mang lại hiệu quả. Vì nếu triển khai mạnh vào đầu 2022 khi mới ban hành thì Nghị quyết 43 sẽ bơm thêm vào bong bóng tài sản lúc đó đang phình to. Nhưng vì việc triển khai Nghị quyết 43 chậm, vào lúc bong bóng đã qua đỉnh và bắt đầu quá trình hạ cánh, nên Nghị quyết 43 có tác dụng giúp Việt Nam ‘hạ cánh mềm’, thay vì hạ cánh cứng như nhiều nước khác”, đại biểu Hà Sỹ Đồng phân tích.

Theo ông Hà Sỹ Đồng, sự thất bại của gói lãi suất 2% (chỉ giải ngân được 3,05%), nhìn ở khía cạnh nào đó cũng “chưa hẳn là thất bại”. Nếu gói này hoạt động tốt, chắc chắn việc đối phó với lạm phát trong năm 2022 của Việt Nam khó khăn hơn rất nhiều, như giai đoạn gói kích cầu 2009 đã gây lạm phát của năm 2011.

Vì những yếu tố đó, Việt Nam đã không lâm vào lạm phát cao như nhiều nước phát triển như Mỹ và EU. Việt Nam vẫn có tốc độ tăng trưởng khá. Dù thấp hơn chỉ tiêu của Quốc hội nhưng vẫn được coi là ổn.

Nhận định Nghị quyết 43 đưa ra các giải pháp hợp lý vào thời điểm đó, theo đại biểu, sau này Chính phủ có nhiều giải pháp điều hành khác mang lại hiệu quả cũng rất tốt, như, giảm thuế xăng dầu khi giá xăng dầu thế giới tăng, gia hạn nộp thuế…

Rút ra một số bài học, đại biểu cho biết, trong bối cảnh siết chặt kỷ luật, kỷ cương của bộ máy thực thi, các chính sách nên ưu tiên tính khả thi. Gói hỗ trợ lãi suất 2% không thực hiện được do không khả thi.

Trong khi đó, các gói giảm thuế VAT phát huy hiệu quả cao, do biện pháp này dựa trên các thủ tục thuế có sẵn. Giảm thuế VAT cũng gặp vấn đề khi phân loại hàng nào có mức thuế 8%, hàng nào có mức thuế 10%. “Nếu được làm lại, có lẽ gói VAT nên giảm đồng loạt xuống 8% thì sẽ tốt hơn”.

Về chính sách tiền tệ, theo đại biểu, hai năm 2022 và 2023 là “hai năm toát mồ hôi của chính sách tiền tệ. Thời điểm này nhìn lại có nhiều điểm đã làm được và một số điểm còn tồn tại. Song đó là bây giờ nhìn lại, còn vào thời điểm đó mà điều hành được như những gì đã diễn ra có thể được coi là thành công”.

“Cũng cần phải nói thêm rằng, có tình trạng tát nước theo mưa. Tức là nhân việc Quốc hội và Chính phủ đang có gói hỗ trợ phục hồi kinh tế mà có ngành xin thêm. Ví dụ như ô tô xin gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, giảm lệ phí trước bạ, khiến năm 2022 là năm ngành ô tô có doanh số kỷ lục”, đại biểu nói.

Máy bay mới của Bamboo Airways tại sân bay Nội Bài
Hé lộ những hình ảnh đầu tiên của tàu bay mới của Bamboo Airways
(Ngày Nay) - Tối ngày 25/4/2024, chiếc máy bay Airbus A320 mang số hiệu RP-C9799 đã hạ cánh tại sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội), chính thức gia nhập đội bay Bamboo Airways. Đây là máy bay thuê ướt thứ 3 mà Bamboo Airways đã nhận từ đầu năm 2024 đến nay trong nỗ lực tăng nguồn cung cho thị trường hàng không nội địa.
Lần đầu Interpol có Tổng thư ký đến từ quốc gia đang phát triển
Lần đầu Interpol có Tổng thư ký đến từ quốc gia đang phát triển
(Ngày Nay) - Ngày 25/6, tại thành phố Lyon, Pháp, Ủy ban điều hành của Tổ chức Cảnh sát quốc tế (Interpol) đã bầu ông Valdecy Urquiza – người đứng đầu bộ phận hợp tác quốc tế của Cảnh sát liên bang Brazil – làm Tổng thư ký nhiệm kỳ mới. Đây là lần đầu tiên một quan chức cảnh sát từ một quốc gia đang phát triển được bầu vào vị trí này.
Các nhà khoa học Mexico cảnh báo nguy cơ đại tuyệt chủng cận kề
Các nhà khoa học Mexico cảnh báo nguy cơ đại tuyệt chủng cận kề
(Ngày Nay) - Một công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Mexico chứng minh rằng Trái Đất đã chính thức bước vào giai đoạn đầu của cuộc đại tuyệt chủng lần thứ 6, đồng thời cảnh báo nếu nhân loại không khẩn trương ngăn chặn tình trạng khủng hoảng đa dạng sinh học do ô nhiễm môi trường và biến đối khí hậu, sự tồn tại của loài người có thể sẽ chấm dứt trong vòng 200 năm tới.
Dấu ấn hoa dương đào trên đèn kính màu Tiffany. Ảnh: The Lamps of Louis Comfort Tiffany
Dấu ấn hoa dương đào trên đèn kính màu Tiffany
(Ngày Nay) - Louis Comfort Tiffany không chỉ say mê sáng tạo nghệ thuật mà còn có niềm yêu thích đặc biệt với cây dương đào. Loài hoa xinh đẹp này vừa tô điểm cho khu vườn nhà ông vừa trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm của Tiffany Studios.
Hơn 1 triệu thí sinh làm thủ tục tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024
Hơn 1 triệu thí sinh làm thủ tục tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024
(Ngày Nay) -  Chiều 26/6, hơn 1 triệu thí sinh trên cả nước có mặt tại điểm thi để làm thủ tục dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông 2024, nghe phổ biến quy chế thi, kiểm tra thông tin và đính chính sai sót (nếu có). Từ 8 giờ sáng 26/6, cán bộ làm công tác coi thi đã đến điểm thi để được quán triệt về Quy chế và triển khai các vấn đề liên quan đến nghiệp vụ coi thi.