Người dẫn dắt chính sách ‘ngoại giao chiến lang’ của Trung Quốc

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Những thay đổi trong danh sách Uỷ viên Bộ chính trị Trung Quốc sau Đại hội XX cho thấy vai trò ngày càng lớn của Ngoại trưởng Vương Nghị trong chính sách đối ngoại mà quốc gia này theo đuổi.
Người dẫn dắt chính sách ‘ngoại giao chiến lang’ của Trung Quốc

Trong nhiệm kỳ trước, ông Vương Nghị đảm nhiệm hai cương vị là Uỷ viên Quốc và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Nhưng người thực sự đứng đầu chính sách đối ngoại của Trung Quốc là Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Đối ngoại Trung ương (CFAC) Dương Khiết Trì. Tuy nhiên sau Đại hội XX, việc ông Dương rời Bộ Chính trị cho thấy nhiều khả năng ông Vương sẽ đảm nhận vị trí lãnh đạo CFAC.

Theo thông lệ, vào thời điểm diễn ra đại hội đảng, các quan chức cấp cao trong bộ máy lãnh đạo Trung Quốc nếu trên 68 tuổi sẽ không tham gia vào Ban chấp hành Trung ương khoá sau. Nhưng dù đã bước sang tuổi 69, Ngoại trưởng Vương Nghị vẫn tiếp tục tham gia Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị gồm 24 thành viên sau Đại hội XX.

Trên cương vị Ngoại trưởng, ông Vương luôn thúc đẩy chính sách "ngoại giao chiến lang" nhằm nâng cao vai trò, vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế, cũng như gây áp lực dựa theo đường lối đối ngoại của Bắc Kinh. Những thành tựu đã đạt được của ngành ngoại giao Trung Quốc dưới sự dẫn dắt của Ngoại trưởng Vương Nghị rõ ràng đã nhận được sự tín nhiệm của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Ông Vương từng giữ chức Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản từ năm 2004 đến năm 2007. Đến năm 2013, ông được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và tạo được nhiều dấu ấn trên cương vị này.

Sau Đại hội XX, ông Vương Hỗ Ninh, cố vấn hàng đầu của ông Tập về các chính sách đối nội và đối ngoại, tiếp tục nhiệm kỳ thứ hai tham gia Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị.

Ông được biết đến như một nhà lý luận, nhà tư tưởng, người kiến trúc sư xây dựng chính sách “ngoại giao chiến lang”, còn Ngoại trưởng Vương Nghị là người triển khai, đưa những chính sách đó vào thực tiễn ngành ngoại giao Trung Quốc. Nhìn chung, hai nhà lãnh đạo kỳ cựu này đang giữ vai trò đầu tàu trong việc duy trì chính sách đối ngoại cứng rắn của Trung Quốc.

Đài Loan là một trong những vấn đề tâm điểm, được đặc biệt quan tâm. Theo giới quan sát, ông Vương Nghị nhiều khả năng sẽ có những tuyên bố mạnh mẽ hơn về vấn đề này. Trong một lần phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hồi tháng 9, Ngoại trưởng Vương nhấn mạnh “bất kỳ động thái nào nhằm cản trở mục tiêu thống nhất của Trung Quốc nhất định sẽ bị bánh xe lịch sử nghiền nát”. Đây rõ ràng là một lời cảnh báo gửi đến Mỹ và Nhật Bản.

Trong khi đó, ông Tần Cương - Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ, nhiều khả năng là người kế nhiệm chức vụ Ngoại trưởng của ông Vương. Một ứng cử viên khác cho vị trí này là ông Lưu Hải Tinh, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban An ninh Quốc gia. Trong kỳ Đại hội XX, cả ông Tần và ông Lưu đều được đề bạt tham gia Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Vào tháng 11 tới đây, Hội nghị thượng đỉnh G20 sẽ diễn ra tại Indonesia. Mỹ và Trung Quốc liệu có tổ chức cuộc tiếp xúc đầu tiên giữa Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình hay không vẫn còn là một câu hỏi bỏ ngỏ. Những nỗ lực ngoại giao sẽ là vô nghĩa nếu không có bất kỳ bước đột phá nào trong việc xoa dịu căng thẳng song phương.

Theo Nikkei Asia
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.