'Người ta sẽ cười cho nếu ta đi nước ngoài học trồng cây'

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng cũng nhấn mạnh: “Nói đi học trồng cây người ta cười cho, các bạn học lâm nghiệp cười cho”.
'Người ta sẽ cười cho nếu ta đi nước ngoài học trồng cây'

“Những cây có trong nước mà đi ra nước ngoài học là phí tiền, nói đi nước ngoài học cắt tỉa, trồng cây người ta, những bạn học nông nghiệp sẽ cười cho.”

Mới đây, Văn Phòng UBND TP Hà Nội phát đi Thông báo về công tác cắt tỉa cây xanh và trồng mới thay thế trên các tuyến phố.

Trong đó, đáng chú ý có nội dung cử cán bộ đi ra nước ngoài học tập ngắn hạn kỹ thuật cắt tỉa, trồng mới cây xanh.

“Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Cty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội, nghiên cứu, tổ chức lại bộ máy tổ chức của Công ty theo hướng: Thành lập các đơn vị cắt tỉa chuyên nghiệp; Thành lập các xí nghiệp trồng cây mới và phát triển cây giống; Thành lập các xí nghiệp quản lý cây xanh; Thành lập các đơn vị quản lý công viên, vườn hoa. Sau khi cơ cấu lại, các đơn vị bố trí chọn một số cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ về cắt tỉa đi học kỹ thuật cắt tỉa, trồng mới cây xanh tại Singgapo, Trung Quốc” – thông báo nêu rõ.

'Người ta sẽ cười cho nếu ta đi nước ngoài học trồng cây' ảnh 1

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng: "Nói đi học trồng cây người ta cười cho".

Xung quanh đề xuất này, có ý kiến cho rằng, việc cử cán bộ đi ra nước ngoài học trồng cây là không cần thiết, lãng phí. Bạn đọc gay gắt hơn còn đặt câu hỏi “ngay cả việc trồng cây mà cũng phải ra nước ngoài học tập thì không biết người Việt Nam, trí tuệ Việt Nam ở đâu?”

Trao đổi với PV báo Người đưa tin, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng - Chủ tịch Hội các ngành sinh học Việt Nam cho rằng, cần xem xét kỹ, nếu đi học cái mà Việt Nam chưa có thì là đúng. Tuy nhiên, nếu đi học trồng cây mà trong nước có kinh nghiệm thì đó là việc làm phí tiền.

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng nêu ra ví dụ: “Tôi sang Đài Loan, họ có tạo ra giống cây hoa mà nở ở nhiệt độ 40 độ C. Đó là loại cây trồng ở hè phố. Những cây đó thì chúng ta nên mua giống cây về trồng, chứ không phải đi học.”

Theo giáo sư Dũng, việc đi học và đi mua giống cây về trồng là 2 chuyện khác nhau. "Nếu đi mua những giống cây mà ở Việt Nam chưa có thì đáng khuyến khích, thí dụ như cây hoa nở ở nhiệt độ 40 độ C của Đài Loan thì tôi thấy đáng mua về trồng ngoài đường phố Hà Nội" GS Dũng chia sẻ.

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng cũng nhấn mạnh: “Nói đi học trồng cây người ta cười cho, các bạn học lâm nghiệp cười cho.”

“Tôi xin nhắc lại, chúng ta nên đi học để tạo những cây gì mình không có” – Giáo sư đưa ra quan điểm.

Trên tờ báo Infonet, PGS.TS Nguyễn Văn Hùng – nguyên Hiệu trưởng trường ĐH Xây dựng Hà Nội cho biết: Hiện nay trong nước có rất nhiều chuyên gia từng đi học tập, nghiên cứu tại nước ngoài về các lĩnh vực nông, lâm nghiệp hay quy hoạch kiến trúc đô thị, những người này hoàn toàn có đủ trình độ và hơn hết là hiểu biết về Hà Nội để đưa ra những giải pháp hiệu quả cho quy hoạch đô thị.

PGS Hùng phân tích: “Không ai hiểu Việt Nam bằng người Việt Nam, vậy tại sao phải cử người đi nước ngoài học tập?”

Góp ý về đề xuất cử người đi nước ngoài, PGS.TS Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh vấn đề tìm kiếm chuyên gia, theo ông Hùng, cần phải tìm hiểu xem những chuyên gia đủ trình độ đáp ứng yêu cầu của UBND Thành phố ở đâu, họ chủ yếu là những người đang công tác tại các trường chuyên ngành về sinh học hay kiến trúc.

Những người này hoàn toàn có thể tập trung lại thành một nhóm, sử dụng chất xám để giải quyết những vấn đề khúc mắc trong quy hoạch đô thị, đặc biệt là vấn đề cây xanh.

PGS.TS Nguyễn Văn Hùng cũng đặt ra một số câu hỏi: “Quy hoạch đô thị thì cũng cần phải biết nhu cầu của đô thị là gì? Hà Nội cần bao nhiêu loại cây đô thị hay chỉ 1-2 loại cây? Chẳng lẽ cùng 1 tuyến phố mà trồng cả một hàng cây hoa sữa thì người dân khu đó chịu sao nổi?”.

Xét về thực tế vào thời điểm hiện tại, những người Việt Nam có trình độ đáp ứng đủ nhu cầu quy hoạch đô thị là không ít nhưng lại đang nằm rải rác khắp nơi, chưa có một tiếng nói hay góp ý chung.

Theo ông Hùng, những người này là con dân Việt Nam và trong thâm tâm họ muốn Thủ đô của họ có một diện mạo mới nên nếu sử dụng chất xám của họ thì sẽ phát huy tốt nội lực vốn có sẵn của đất nước. Còn việc đưa người đi ra nước bạn chỉ để học tập là tốt nhưng không phải cái gì cũng học được.

“Học những thứ quá đơn giản chỉ làm cho người ta coi thường người Việt Nam!” – nguyên Hiệu trưởng trường ĐH Xây dựng Hà Nội nhấn mạnh.

Còn trong trường hợp nếu bắt buộc phải cử người đi nước ngoài học cắt tỉa cây thì nên cân nhắc kỹ do việc này sẽ ảnh hưởng tới ngân sách nhà nước. Theo quan điểm của ông Hùng, việc đưa người đi nước ngoài học cắt tỉa cây là không hiệu quả mà tốn kém do đặc thù khí hậu của nước ta sẽ không giống với các nước đang phát triển khác.

Nhất Nam

WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.