Nguy cơ virus chết người hoành hành khi Trái Đất dần nóng lên

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) gọi tình trạng kháng thuốc kháng sinh (AMR) là “đại dịch thầm lặng", khi mỗi năm ước tính có khoảng 1,3 triệu người tử vong trực tiếp do mầm bệnh kháng thuốc.
Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Các nhà khoa học lo ngại tình trạng Trái Đất nóng lên đang khiến việc ngăn chặn sự lây lan “ngấm ngầm” của siêu vi khuẩn kháng thuốc trở nên khó khăn hơn. Đây là một trong những mối đe dọa sức khỏe cộng đồng hàng đầu mà nhân loại phải đối mặt ngày nay.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) gọi tình trạng kháng thuốc kháng sinh (AMR) là “đại dịch thầm lặng.”

Cơ quan y tế của Liên hợp quốc trước đây đã tuyên bố AMR là một trong 10 mối đe dọa toàn cầu hàng đầu đối với sức khỏe con người. Mỗi năm, ước tính có khoảng 1,3 triệu người tử vong trực tiếp do mầm bệnh kháng thuốc.

WHO nhấn mạnh con số tử vong đang trên đà "tăng vọt." Nếu không có hành động khẩn cấp, tình trạng này sẽ khiến các chi phí y tế công cộng và kinh tế-xã hội tăng cao, đẩy nhiều người vào tình trạng nghèo đói, đặc biệt là ở các nước thu nhập thấp.

Thuốc kháng sinh, bao gồm thuốc kháng virus, là những loại thuốc dùng để ngăn ngừa và điều trị nhiễm trùng ở người và động vật. Tuy nhiên, việc lạm dụng hoặc sử dụng quá nhiều là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng AMR.

AMR xảy ra khi các vi sinh vật như vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng phát triển mạnh, bất chấp “sự hiện diện” của các loại thuốc tiêu diệt chúng.

Một nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng biến đổi khí hậu đang làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng AMR.

"Biến đổi khí hậu có ảnh hưởng rất quan trọng đối với những thay đổi trên Trái Đất. Nhiệt độ Trái Đất càng tăng thì càng có nhiều bệnh truyền nhiễm có thể lây lan, bao gồm cả vi khuẩn AMR" - Tina Joshi, Phó Giáo sư Vi sinh Phân tử tại Đại học Plymouth của Vương quốc Anh, cho biết.

“AMR được biết đến như một ‘đại dịch thầm lặng’ bởi hiện nay không ai hay biết về nó, và dường như cũng không ai quan tâm” - bà Joshi nói thêm.

Cuộc chiến với siêu vi khuẩn

"Bracing for Superbugs" (tạm dịch: Chuẩn bị cho cuộc chiến với siêu vi khuẩn”) - một báo cáo do Chương trình Môi trường Liên hợp quốc công bố hồi đầu năm nay - đã đề cập đến sức ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng khí hậu và các yếu tố môi trường khác đối với quá trình phát triển, lây lan và truyền nhiễm liên quan đến AMR.

Báo cáo chỉ ra rằng tình trạng nhiệt độ tăng có mối liên hệ đến tốc độ lan truyền gen kháng thuốc kháng sinh giữa các vi sinh vật. Sự gián đoạn liên tục của các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và ô nhiễm cũng làm xuất hiện AMR, tạo điều kiện thuận lợi cho vi trùng phát triển khả năng kháng thuốc.

Các nhà khoa học cho biết nhiệt độ toàn cầu đã tăng kỷ lục bất thường vào đầu tháng này và 2023 "gần như chắc chắn" sẽ là năm ấm nhất từng được ghi nhận. Nắng nóng đỉnh điểm do khủng hoảng khí hậu sẽ khiến các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt xảy ra thường xuyên và dữ dội hơn.

Ông Robb Butler, Giám đốc Bộ phận Bệnh Truyền nhiễm, Môi trường và Sức khỏe tại WHO ở châu Âu đã mô tả AMR là "thách thức cấp bách với sức khỏe toàn cầu."

“Gánh nặng y tế lớn”

Trong một cuộc gọi với CNBC, ông Butler cho biết: "Đây là một gánh nặng y tế lớn. Chỉ tính riêng các quốc gia thành viên EU đã phải trả khoảng 1,5 tỷ euro (1,6 tỷ USD) mỗi năm cho chi phí y tế, tuy nhiên tình hình vẫn chưa được cải thiện."

Ông bày tỏ hy vọng Hội nghị Khí hậu COP28 của Liên hợp quốc tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) sẽ cung cấp nền tảng để các nhà hoạch định chính sách quốc tế bắt đầu nhận ra mối liên hệ giữa khủng hoảng khí hậu và AMR..

"Vấn đề lớn hiện nay là thuốc kháng sinh hoặc kháng khuẩn vẫn chưa được xem là trọng tâm để đầu tư. Việc phát triển thuốc này rất tốn kém, có rủi ro cao. Chúng tôi chưa từng thấy loại thuốc kháng sinh nào được phát triển với đủ đặc tính riêng để tránh được tình trạng kháng thuốc trong 20 năm qua."

"’Đại dịch’ này được xem là nguy cơ ‘thầm lặng,’ nhưng con người thì không nên thầm lặng thêm nữa. Chúng ta cần tranh luận thật nhiều về vấn đề này" - ông Butler nhấn mạnh. "Virus gây dịch COVID-19 đã là một lời cảnh tỉnh, nhưng vấn đề về AMR vẫn chưa thực sự được quan tâm đầy đủ."

"Mối quan tâm lớn nhất của hiện nay là làm thế nào để khuyến khích các nhà lãnh đạo giải quyết tình trạng AMR, ở thời điểm mà họ cho rằng chỉ nên tập trung đầu tư vào các lĩnh vực nghiên cứu và phát triển khác - chẳng hạn như sản xuất một loại thuốc trị béo phì có lợi nhuận cao" - ông Butler nói.

Thomas Schinecker, Giám đốc Điều hành của Công ty Dược phẩm Thụy Sĩ Roche, cho biết: "Tôi cho rằng mọi người vẫn chưa thật sự rút kinh nghiệm từ đại dịch COVID-19 vừa qua, và tôi không cho rằng chúng ta đang chuẩn bị đủ tốt cho một đại dịch tiếp theo."

"Việc học được những bài học kinh nghiệm và chuẩn bị cho thật kỹ càng là rất quan trọng, vì đại dịch tiếp theo đang có nguy cơ ập tới" - ông Schinecker nói trong Bản tin “Squawk Box Europe” của CNBC.

"Một trong những mối lo ngại của tôi là việc vi khuẩn có khả năng kháng thuốc kháng sinh sẽ gây ra đại dịch. Vì vậy, chúng ta cần tập trung chuẩn bị cho những tình huống như vậy trong tương lai."

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.